Tin tức

Làm thế nào để biết một đơn vị Kiểm nghiệm hiệu chuẩn máy đo đạc có uy tín, chất lượng?

Làm thế nào để biết một đơn vị Kiểm nghiệm hiệu chuẩn máy đo đạc có uy tín, chất lượng?

Đắn đo khi lựa chọn đơn vị kiểm nghiệm hiệu chuẩn máy đo đạc uy tín, chất lượng. Nhưng làm thế nào để biết một đơn vị Kiểm nghiệm hiệu chuẩn máy đo đạc có uy tín, chất lượng hay không?

Hình 1. Đánh giá một đơn vị kiểm nghiệm hiệu chuẩn có uy tín, chất lượng hay không là điều không dễ dàng.

Kiểm nghiệm hiệu chuẩn máy đo đạc là công việc như thế nào?

1. Kiểm nghiệm máy đo đạc

Kiểm nghiệm máy đo đạc (hay còn gọi là kiểm định) là việc xác định, xem xét sự phù hợp của thiết bị, máy đo so với yêu cầu pháp lý có đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể hay không.

Kiểm định mang tính chất bắt buộc đối với các thiết bị, máy đo có trong “Danh mục các thiết bị bắt buộc kiểm định” theo quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 6/7/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Việc kiểm định chỉ được thực hiện bởi một đơn vị được chỉ định bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng. Thiết bị đo sau khi kiểm định đạt yêu cầu được dán tem kiểm định hoặc cấp giấy chứng nhận kiểm định của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường hoặc cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước và có giá trị pháp lý trong cả nước.

Hình 2. Thiết bị đo đạc sau khi được kiểm nghiệm xong sẽ được dán tem của đơn vị kiểm nghiệm.

2. Hiệu chuẩn máy đo đạc

Hiệu chuẩn máy đo đạc (hay còn gọi là hiệu chỉnh máy đo đạc) là việc chỉnh sửa những sai sót của thiết bị, máy đo đạc nhằm đạt một độ chính xác và độ tin cậy cần thiết cho thiết bị để đáp ứng yêu cầu công việc.

Hiệu chuẩn máy đo đạc nhằm:

  • Duy trì các giá trị của hệ thống chuẩn cũng như hệ thống các phương tiện đo đang được sử dụng, sự liên kết của chúng với các chuẩn đo lường nhằm đảm bảo tính thống nhất và chính xác của phép đo.
  • Xác định sai số của thiết bị, từ đó điều chỉnh phương tiện đo cho phù hợp với các phép đo.
  • Đảm bảo sự tin cậy thiết bị đối với các kết quả đo.
  • Xác định được độ không đảm bảo đo của thiết bị.
  • Giúp phát hiện ra hỏng hóc hoặc tiên đoán được hỏng hóc và có kế hoạch sửa chữa.
  • Đảm bảo thiết bị, máy móc phù hợp theo tiêu chuẩn chất lượng của ngành, quốc gia, quốc tế.

Hình 3. Hiệu chuẩn thiết bị là công việc cần thiết để đưa thiết bị về một độ chính xác và độ tin cậy đủ để đáp ứng yêu cầu công việc.

Để làm được những công việc trên, một đơn vị Kiểm nghiệm hiệu chuẩn uy tín, chất lượng cần đáp ứng được những tiêu chí gì?

1. Đơn vị kiểm nghiệm hiệu chuẩn cần đạt chứng chỉ công nhận chất lượng VILAS 1164, trong lĩnh vực đo lường hiệu chuẩn

Chứng chỉ công nhận chất lượng VILAS 1164 trong lĩnh vực đo lường, hiệu chuẩn được cấp bởi Văn phòng công nhận chất lượng BOA. Để được cấp chứng nhận này, đơn vị Kiểm nghiệm hiệu chuẩn cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về thiết bị, máy móc, con người theo quy định. Vì thế, đây là điều kiện tiên quyết để đánh giá một đơn vị Kiểm nghiệm hiệu chuẩn có uy tín, chất lượng hay không.

Hình 4. Chứng chỉ công nhận chất lượng VILAS 1164 được BOA cấp cho Công ty TNHH Đất Hợp vào năm 2017.

2. Có đầy đủ máy móc, thiết bị chuyên dụng cho công tác kiểm nghiệm hiệu chuẩn

Một đơn vị kiểm nghiệm hiệu chuẩn uy tín, chất lượng, sẽ đầu tư đầy đủ các loại máy móc cần thiết để phục vụ công việc, cụ thể là:

  • Collimator GXY – 550

Hình 5. Thiết bị Collimator GXY – 550.

  • Collimator OCS -3A

Hình 6. Thiết bị Collimator OCS -3A.

  • Máy toàn đạc M3 DR 1’’

Hình 7. Máy toàn đạc M3 DR 1’’.

  • Máy thủy chuẩn Wild NA2 (Singapore)

Hình 8. Máy thủy chuẩn Wild NA2 (Singapore).

  • Thiết bị Oscilloscope OS 5030

Hình 9. Thiết bị Oscilloscope OS 5030.

3. Đội ngũ kỹ thuật viên có tay nghề cao, luôn tận tâm với khách hàng

Tay nghề của chuyên viên kỹ thuật là yếu tố cần thiết để bạn quyết định xem có nên gửi gắm chiếc máy của mình hay không.

Hình 10. Chứng chỉ hoàn thành khoá học chuyên môn của Hi-Target.

4. Quy trình làm việc rõ ràng, minh bạch

Một quy trình làm việc chuẩn theo ISO/IEC/17025/2017 được văn phòng công nhận chất lượng (BOA) công nhận là:

  • Bước 1: Ghi biên bản và nhận thiết bị từ khách hàng (khi nhận máy trực tiếp từ khách).
  • Bước 2: Kiểm tra thiết bị.
  • Bước 3: Báo giá kiểm nghiệm.
  • Bước 4: Vệ sinh thiết bị.
  • Bước 5: Hiệu chỉnh sai số của thiết bị.
  • Bước 6: In giấy kiểm nghiệm, dán tem kiểm nghiệm.
  • Bước 7: Làm biên bản bàn giao và giao thiết bị cho khách hàng.
  • Bước 8: Lưu thông tin khách hàng vào máy tính và lưu giấy biên nhận ở phòng.
  • Bước 9: Gọi điện chăm sóc khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với quy trình làm việc rõ ràng, minh bạch, bạn sẽ được hỗ trợ tận tình trước, trong và sau quá trình kiểm nghiệm hiệu chuẩn thiết bị, đảm bảo thiết bị được kiểm nghiệm theo những gì đã được cam kết trước đó.

5. Chi phí hợp lý, rõ ràng trong suốt quá trình thực hiện

Bằng việc báo giá trước khi thực hiện, bạn sẽ không phải lo sợ những chi phí phát sinh sau đó. Đối với những đơn vị uy tín, khi phát sinh vấn đề ngoài những nội dung đã trao đổi với khách hàng, đơn vị kiểm nghiệm hiệu chuẩn sẽ liên hệ đến khách hàng để thông báo và khi được sự cho phép của khách hàng mới tiến hành thực hiện.

Hình 11. 5 tiêu chí khi lựa chọn đơn vị kiểm nghiệm hiệu chuẩn máy đo đạc.

Lựa chọn Trung tâm Kiểm nghiệm Hiệu chuẩn Máy đo đạc uy tín tại TP.HCM

Với hơn 18 năm hoạt động trong lĩnh vực phân phối máy đo đạc, Công ty TNHH Đất Hợp đã thành lập Trung tâm Kiểm định – Sửa chữa Máy đo đạc đạt chuẩn chất lượng của BOA và đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy của nhiều khách hàng mua máy cũng như kiểm nghiệm, sửa chữa thiết bị đo đạc.

Hiện tại, Trung tâm có thể thực hiện việc Kiểm định, hiệu chuẩn, sửa chữa cho các loại máy đo đạc như:

  • Máy toàn đạc:

+ Trimble: M1, C3, C5…

+ Topcon: GTS-102n, GTS-235N, ES-105…

+ Leica: TS02, TS03, TS06…

+ Sokkia: CX 105…

  • Máy thủy bình, thủy bình điện tử:

+ Trimble: Dini03, Dini 07

+ Nikon: AC-2S, AS-2C…

+ Leica: NA2, NA 724…

+ Topcon: AT-B4A, AT-G2…

+ Sokkia B20, B40…

  • Máy kinh vỹ:

+ Topcon: DT-200

+ Sokkia: DT-510s

+ South: DT-02, DT-05

+ GPI: GP-116

  • Máy định vị vệ tinh RTK:

+ Trimble: R8s, R9s…

+ Leica

+ Pentax

+ Topcon

+ South

+ Hi-Target

  • Máy đo sâu:

+ ODOM: Hydrotrac II, MKIII…

+ Syquest: Bathy-500

  • Máy thông tầng: Foif (DZJ2; DZJ200)
  • Máy cân bằng laser, quét tia laser:

+ Lasai

+ Sicon

+ GPI

  • Máy định vị cầm tay: Garmin (64s, 78s..)
  • Máy đo mực nước ngầm: Yamayo (RWL-50, RWL-100)
  • Máy đo sâu cầm tay: Hondex (Fl-PS7)
  • Và các thiết bị đo đạc khác.

Liên hệ ngay Đất Hợp qua hotline 0903 825 125 để được tư vấn cụ thể.

>>> Xem thêm: LỖI THƯỜNG GẶP Ở MÁY KINH VỸ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

 

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP

Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Tel: (028).3.6208.606

Mobile: 0903 825 125

Email: cskh@dathop.com.vn

Website: https://dathop.com.vn/ - https://dathop.com/