Tư vấn môi trường

LẬP ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CƠ SỞ SẢN XUẤT ĐƯỜNG

LẬP ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CƠ SỞ SẢN XUẤT ĐƯỜNG

Lập đề án bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất đường dành cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất đã lâu nhưng chưa có Quyết định phê duyệt hoặc giấy xác nhận đăng ký về môi trường trong giai đoạn lập dự án đầu tư trước khi đi vào hoạt động. Lập đề án bảo vệ môi trường là thủ tục dùng để thay thế và bổ sung để kiểm soát được tình trạng môi trường hoạt động của dự án.

Việc lập đề án bảo vệ môi trường là bắt buộc và căn cứ Nghị định 18/2015/NĐ – CP, được quy định như sau:

Các cơ sở sản xuất đường đã vận hành chính thức nhưng không có quyết định phê duyệt “báo cáo đánh giá tác động môi trườnggiấy xác nhận đăng ký “bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thì trong thời hạn tối đa 36 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải thực hiện một trong hai biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm bằng cách Lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

đề án môi trường sản xuất đường

  1.  Có 2 dạng lập đề án bảo vệ môi trường:
  •  Lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với các cơ sở sản xuất đường có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập “báo cáo đánh giá tác động môi trườngquy định tại Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền quy định để tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
  •  Lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải đăng ký “bản cam kết bảo vệ môi trường định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền quy định để đăng ký.
  1.  Quy mô:
  •  Lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết: công suất từ 10.000 tấn đường/ năm trở lên
  •  Lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản: công suất dưới 10.000 tấn đường/ năm.
  1.  Quy trình thực hiện Lập đề án bảo vệ môi trường:

Bước 1: khảo sát, thu thập số liệu hiện trạng hoạt động và môi trường xung quanh cơ sở sản xuất đường, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.

Bước 2: xác định và thu mẫu khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ sở sản xuất đường tại nguồn thải. Sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm.

Bước 3: đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.

Bước 4: liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện. Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường cho các hạng mục còn tồn tại. Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của sản xuất đường của cơ sở.

Bước 5: Xây dựng chương trình giám sát môi trường.

Bước 6: Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án.

Bước 7:Thành lập đoàn kiểm tra thực tế về việc bảo vệ môi trường tại cơ sở sản xuất đường.

đề án môi trường cơ sở sản xuất đường

Trước khi thực hiện đề án bảo vệ môi trường, doanh nghiệp có thể chịu mức phạt sau:

  1.  Mức chịu phạt trước khi lập đề án bảo vệ môi trường:

Mức chịu phạt hành chính và phạt bổ sung phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Mức phạt được quy định cụ thể tại Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Phạt tiền nếu cơ sở đã hoạt động nhưng không có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc lập cam kết môi trường. (từ 40.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng)

- Phạt bổ sung nếu trong quá trình sản xuất xả chất thải vượt mức quy chuẩn kỹ thuật về môi trường

- Phạt tiền đối với hành vi không có biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác động xấu với môi trường từ hoạt động sản xuất.

- Đề ra và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả

 

Để được tư vấn rõ hơn, vui lòng liên hệ: 0903 825 125

Tìm hiểu thêm:

»»Lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết như thế nào?

»»Thế nào là đề án bảo vệ môi trường đơn giản

»» Dự án đã thực hiện: Nhà máy thép vina kyoei, nhà hàng hoàng ty, dầu khí thanh đa

Tiêu đề

(*)Họ tên

(*)Email

Địa chỉ

(*)Điện thoại

Tin nhắn

Captcha