Tư vấn môi trường

LẬP BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG XƯỞNG GIA CÔNG, DỆT MAY

LẬP BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG XƯỞNG GIA CÔNG, DỆT MAY

Xưởng gia công, dệt may đều bắt buộc lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ và đây là công việc bắt buộc phải thực hiện. Công việc lập báo cáo giám sát môi trường được quy định tại Nghị định 18/2015NĐ-CP và thông tư 27/2015/TT-BTNMT, dành cho tất cả đối tượng đã thực hiện " Báo cáo đánh giác tác động môi trường", " Kế hoạch bảo vệ môi trường", " Đề án bảo vệ môi trường".

Vậy lập báo cáo giám sát môi trường có khó không?

Thời gian trong bao lâu?

Công việc bao gồm những gì?

báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Lập báo cáo giám sát môi trường cho xưởng dệt, nhuộm, hoặc gia công các sản phẩm dệt, may không khó nhưng không phải đơn giản nếu bạn chưa có chuyên môn về môi trường cũng như chưa hình dung ra được công việc cụ thể phải thực hiện.

Hiểu về khía cạnh đơn giản nhất thì lập báo cáo giám sát môi trường để:

- Nắm được tình hình tác động môi trường xung quanh đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện tại

- So sánh với tiêu chuẩn quy định, từ đó đưa ra phương án xử lý môi trường thích hợp.

- Thực hiện đúng với " Báo cáo đánh giá tác động môi trường" hoặc " Kế hoạch bảo vệ môi trường" đã đề ra, từ đó thực hiện đúng quy định nhà nước, đạt chỉ tiêu khi thanh tra kiểm tra định kỳ.

BCGSMT xưởng dệt nhuộm, may

Thời gian và thời điểm lập báo cáo giám sát môi trường xưởng gia công, dệt may:

Tùy theo quy mô hoạt động và mục đích báo cáo giám sát sẽ có tần suất lập báo cáo giám sát môi trường khác nhau, thường sẽ là 6 tháng/ lần hoặc 1 năm/lần.

Thời điểm thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường bắt đầu tiến hành xây dựng cơ sở sản xuất hoặc đang hoạt động sản xuất và đã có giấy phép xây dựng.

Các bước thực hiện báo cáo giám sát môi trường xưởng gia công, dệt may:

Bước 1: khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh nhà xưởng

Bước 2: Xác định nguồn thải gây ô nhiễm xung quanh nhà xưởng và vùng lân cận.

Bước 3: Lấy mẫu nước thải, khí thải, chất thải rắn thải ra từ hoạt động gia công, dệt may

Bước 4: Đánh giá chất lượng môi trường

Bước 5: Đánh giá tác động từng nguồn gây ô nhiễm so với chỉ tiêu quy định.

Bước 6: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố.

Bước 7: Đề xuất phương án xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn từ việc gia công, dệt may của xưởng.

Bước 8: Trình nộp báo cáo lên cơ quan chức năng

 báo cáo giám sát môi trường xưởng dệt may

Nếu bạn thấy những công việc trên khó khăn đối với bạn. Lời khuyên tốt nhất là bạn nên tìm đơn vị tư vấn môi trường uy tín với chuyên viên môi trường có đầy đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện báo cáo giám sát môi trường Đúng - Đủ - Tiết kiệm cho bạn. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm Báo cáo giám sát môi trường là gì?

Dự án đã thực hiện: Báo cáo giám sát Vành Đai Bình Lợi

 

 

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Đất Hợp

Địa chỉ: 144 Chu Văn An, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Hotline: 0903 825 125

Email: cskh@dathop.com.vn

Tiêu đề

(*)Họ tên

(*)Email

Địa chỉ

(*)Điện thoại

Tin nhắn

Captcha