Tư vấn môi trường

HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI

HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI

 Ở nước ta chủ yếu chăn nuôi theo hộ gia đình, dạng nhỏ lẻ, tự phát nên không phải thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường. Nhưng nếu Quý khách chăn nuôi dạng công nghiệp, quy mô lớn bao gồm chăn nuôi gia súc, gia cầm, động vật hoang dã, thủy hải sản thì phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường.

 

Đối với Quý khách hàng Lập kế hoạch bảo vệ môi trường

-      Đối với cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm: quy mô chuồng trại từ 50m2 đến dưới 1.000m2.

-      Đối với cơ sở chăn nuôi, chăm sóc động vật hoang dã tập trung: quy mô chuồng trại từ 50m2 đến dưới 500m2.

-      Đối với cơ sở nuôi trồng thủy hải sản: diện tích mặt nước từ 5.000m2 đến dưới 10ha. Đối với dự án nuôi quảng canh thì dưới 50ha.

Đối với Quý khách hàng Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:

    Đối với cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm: quy mô chuồng trại trên 1.000m2.

    Đối với cơ sở chăn nuôi, chăm sóc động vật hoang dã tập trung: quy mô chuồng trại trên 500m2.

    Đối với cơ sở nuôi trồng thủy hải sản: diện tích mặt nước trên 10ha. Đối với dự án nuôi quảng canh thì trên 50ha.

 

Công việc thực hiện của 2 dạng báo cáo này khác nhau ở mức độ phức tạp của báo cáo đánh giá tác động môi trường cao hơn. Tuy nhiên, nhìn chung đều thực hiện các công việc sau:

Bước 1: Thu thập mẫu khu vực chuồng trại, ao hồ chăn nuôi, nuôi trồng. Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực chăn nuôi.

 Xác định nguồn gây ô nhiễm : nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn,mùi hôi…

Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng nguồn ô nhiễm so với tiêu chuẩn quy định.

Bước 2: Xây dựng biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng cơ sở chăn nuô, nuôi trồng.

 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường.

 Phương án xử lý nước thải, khí khải, thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng của cơ sở.

Và xây dựng chương trình giám sát môi trường.

Bước 3: Soạn thảo hồ sơ, in ấn báo cáo. Chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền.

Bước 4: Trình nộp cơ quan có thẩm quyền, nộp lại Phòng Tài nguyên và Môi trường sau chỉnh sửa.

Bước 5: Nhận giấy xác nhận Bản kế hoạch bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.

 

    Đối với Báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ có thêm các công việc sau:

  •         Tham vấn ý kiến của UBND xã, huyện nơi thực hiện dự án
  •         Lập hội đồng thẩm định, chuyên viên môi trường sẽ bảo vệ trước hội đồng về dự án để được Quyết định phê duyệt.

Hồ sơ:

-              Giấy đăng ký kinh doanh/ giấy phép đầu tư

-              Địa điểm dự án hoạt động

-              Báo cáo đầu tư/  giải trình kinh tế kỹ thuật/ báo cáo nghiên cứu khả thi

-              Giấy chứng nhận quyèn sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất

-              Sơ đồ vị trí dự án

-              Bản vẽ Mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải

 

Để được tư vấn miễn phí về dự án cụ thể của Quý khách một cách chi tiết và đầy đủ, vui lòng liên hệ số Hotline : 0903 825 125 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Tiêu đề

(*)Họ tên

(*)Email

Địa chỉ

(*)Điện thoại

Tin nhắn

Captcha