Tin tức

Tỷ lệ chôn lấp chất thải sinh hoạt đến năm 2030 phải đảm bảo dưới 10%

Tỷ lệ chôn lấp chất thải sinh hoạt đến năm 2030 phải đảm bảo dưới 10%

Chính phủ đã ban hành quy định về tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý chôn lấp trực tiếp trên tổng lượng chất thải thu gom đến năm 2025 là dưới 30% và đến 2030 là dưới 10%. Theo lộ trình này, các địa phương phải giảm tỷ lệ chất thải rắn xử lý bằng phương pháp chôn lấp.

Lộ trình hạn chế xử lý chất thải sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp

Cử tri tại nhiều địa phương đã gửi kiến nghị đến Bộ Tài nguyên và Môi trường về vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp. Các cơ quan chức năng cần sớm có kế hoạch, biện pháp và lộ trình cụ thể để hạn chế việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo phương pháp chôn lấp trực tiếp theo quy định. Để từ đó, các tỉnh và địa phương có cơ sở để căn cứ triển khai thực hiện theo đúng quy định tại Khoản 4 Điều 78 Luật Bảo vệ môi trường ban hành vào năm 2020.

Cần có kế hoạch, biện pháp và lộ trình cụ thể để hạn chế xử lý chất thải rắn theo phương pháp chôn lấp.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trả lời cử tri và cho biết rằng, tại Khoản 3 Điều 60 trong Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ban hành vào ngày 10 tháng 01 năm 2022 đã quy định chi tiết về một số điều của Luật Bảo vệ môi trường: “Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi đầu tư mới hoặc đưa vào vận hành các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt ưu tiên đầu tư công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường; bảo đảm giảm dần tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp đáp ứng mục tiêu về quản lý tổng hợp chất thải rắn do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ phát triển”.

Trước đó, vào ngày 13 tháng 4 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 450/QĐ-TTg. Quyết định này đưa ra nhiệm vụ, lộ trình cụ thể để có thể tăng cường quản lý chất thải rắn cũng như các loại chất thải nguy hại khác. Trong đó, nhiệm vụ thiết lập mạng lưới những cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung theo liên vùng và liên tỉnh với công nghệ được ứng dụng phù hợp theo thực trạng của từng vùng, miền. Cùng với đó, tiến hành đẩy mạnh việc áp dụng các công nghệ xử lý hiện đại và thân thiện với môi trường, đồng thời kết hợp thu hồi năng lượng; thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường phục vụ cho hoạt động chôn lấp chất thải rắn, từng bước giảm thiểu vấn đề chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trực tiếp.

Theo Quyết định 450/QĐ-TTg quy định về tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý theo phương pháp chôn lấp trực tiếp trên tổng lượng chất thải thu gom được tính đến năm 2025 là dưới 30%, đến năm 2030 sẽ là dưới 10%. Chính vì lý do đó, khi các địa phương tiến hành đầu tư mới hoặc bắt đầu vận hành những cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt cần phải ưu tiên đầu tư vào công nghệ hiện đại, an toàn và thân thiện với môi trường. Từ đó, bảo đảm được tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt xử lý theo phương pháp trực tiếp được giảm dần và đáp ứng được đúng tỷ lệ đưa ra.

Ưu tiên ứng dụng phương pháp xử lý chất thải sinh hoạt thân thiện với môi trường

Có thể nhận thấy rằng, trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, việc xử lý chất thải sinh hoạt là một trong những thách thức lớn nhất. Việc ưu tiên ứng dụng các phương pháp xử lý chất thải thân thiện với môi trường là vô cùng cần thiết để bảo vệ môi trường sống và sức khỏe cộng đồng.

Xử lý chất thải sinh hoạt  bằng phương pháp thân thiện với môi trường mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội, điển hình như:

  • Giảm lượng rác thải đưa vào bãi chôn lấp, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giảm lượng khí thải nhà kính;
  • Bảo vệ nguồn nước, đất đai và không khí khỏi vấn đề ô nhiễm do rác thải;
  • Cải thiện sức khỏe cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch hay ung thư;

Hiện nay, có một số phương pháp xử lý chất thải sinh hoạt thân thiện với môi trường phổ biến như ủ phân, tái chế, tái sử dụng hoặc sử dụng vi sinh vật để phân hủy chất thải hữu cơ.

Trong đó, xử lý chất thải bằng vi sinh là phương pháp được ứng dụng phổ biến và được đánh giá cao về tính hiệu quả mà vẫn đảm bảo được tính thân thiện với môi trường. Đây là phương pháp sử dụng các vi sinh vật nhằm phân hủy chất thải hữu cơ thành những chất đơn giản hơn.

Sử dụng men vi sinh để xử lý nước rỉ rác và ô nhiễm rác thải là giải pháp thân thiện với môi trường.

Dòng sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift hiện đang được ưa chuộng hiện nay. Sản phẩm Men vi sinh Microbe-Lift không chỉ được ưa chuộng tại Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Men vi sinh Microbe-Lift ứng dụng trong xử lý nhiều vấn đề của ngành môi trường như: Xử lý Nitơ và Amonia; Xử lý BOD, COD, TSS; Xử lý bùn; Xử lý mùi hôi; Xử lý hầm Biogas; Ủ phân hữu cơ; Xử lý dầu mỡ.

Để được tư vấn chi tiết hơn về phương pháp sinh học trong xử lý môi trường, cũng như các sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift, hãy liên hệ đến HOTLINE 0909 538 514 hoặc 0903 825 125 ngay hôm nay!

>>> Xem thêm: ĐẶC ĐIỂM CỦA MEN VI SINH DẠNG LỎNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ CÁCH BẢO QUẢN ĐỂ ĐẢM BẢO TỶ LỆ SỐNG CỦA VI SINH VẬT