Tin tức

Tổng quan về GIS và 2 phương pháp nghiên cứu

Tổng quan về GIS và 2 phương pháp nghiên cứu

Hệ thống thông tin địa lý GIS đã không còn xa lạ với những kỹ sư công tác trong ngành trắc địa. Vậy GIS là gì? Nghiên cứu về GIS có thể dựa trên những phương pháp nào? Hãy cùng giải đáp trong bài viết này nhé!

Hệ thống thông tin địa lý GIS là gì?

GIS là cụm từ viết tắt của Geographic Information System, hay có tên gọi tiếng Việt là Hệ thống thông tin địa lý. GIS là một hệ thống thông tin chạy trên nền máy tính, được thiết kế để thu thập, lưu trữ, truy cập và biến đổi, phân tích và thể hiện dữ liệu có tham chiếu đến vị trí trên mặt Trái Đất, nhằm hỗ trợ công tác quản lý và đưa ra quyết định.

Các lớp dữ liệu GIS.

Nghiên cứu GIS nhằm mục đích giúp tổng hợp dữ liệu và các thông tin theo mục đích của con người đặt ra, cụ thể:

  • Xây dựng thành lập bản đồ.
  • Quản lý và xây dựng quy hoạch và quản lý sử dụng đất.
  • Quản lý tài nguyên thiên nhiên.
  • Quản lý môi trường.
  • Quản lý giao thông.
  • Quy hoạch và phát triển đô thị thông minh.
  • Lưu trữ dữ liệu hành chính.

Hệ GIS đầu tiên được xây dựng từ những năm đầu của thập kỷ 60 (1963-1964) bởi các nhà khoa học Canada. Hệ GIS này được gọi với tên “Canada Geographic Information System”.

Thời kỳ bùng nổ của GIS là vào những năm 80, thời điểm này công nghệ GIS phát triển mạnh mẽ. Bằng chứng là GIS đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học và hoạt động thực tiễn có sử dụng thông tin không gian. Mỹ, Canada và châu Âu, người ta đã thành công xây dựng và không ngừng hoàn thiện các chương trình phần mềm GIS có uy tín quốc tế như ARC/INFOR, PCI, ILWIS, SPAN, IDRISI,…

Sang đến những năm 90, thế giới đã đạt được những thành tựu lớn trong kỹ thuật viễn thám (Remote Sensing) và hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System). Từ đó xu hướng tích hợp RS và GIS, tích hợp RS, GIS và GPS đã xuất hiện. Nhờ vào sự kết hợp của 3 công nghệ này, các nhà khoa học và các nhà quản lý của nhiều lĩnh vực như: quân sự, kinh tế, chính trị, khoa học tự nhiên, khoa học vũ trụ, văn hóa, quản lý tài nguyên,.v…v.. đã được hỗ trợ rất nhiều.

Tại Việt Nam, chúng ta cũng đã nghiên cứu và sử dụng công nghệ GIS từ khá sớm vào những năm 90 và không ngừng phát triển cho đến hiện nay. Các phần mềm GIS được sử dụng ở nước ta rất đa dạng. Chủ yếu được sử dụng là các phần mềm thương mại ngoại nhập như:  Global Mapper (của Blue Marble Geographics), Arc/Info, ArView, ArcGIS (của ESRI), MGE, Geomedia (của Intergraph), Mapinfo (của Mapinfo); GRASS (phần mềm mã nguồn mở do nhiều tổ chức phát triển)…

Phương pháp nghiên cứu GIS

- Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Trước tiên để có thể nghiên cứu về GIS ta cần xác định được chính xác đối tượng và phạm vi nghiên cứu để có thể thực hiện nghiên cứu một cách sát sao nhất. Đối tượng nghiên cứu sẽ bao gồm cả các yếu tố về môi trường tự nhiên và cả kinh tế xã hội, từ đó sẽ xây dựng các lớp thông tin cơ bản như:

  • Mô hình số độ cao.
  • Hệ thống giao thông.
  • Hệ thống thủy văn.
  • Dân cư cơ sở hạ tầng.
  • Biên giới tỉnh, huyện, xã.
  • Các lớp phủ thực vật.
  • ..v…v….

Sau khi có được các cơ sở dữ liệu trên, người nghiên cứu sẽ tiến hành xử lý số liệu xây dựng tiếp các lớp thông tin chuyên đề về tài nguyên môi trường, cụ thể như:

  • Chuyên đề về môi trường nước.
  • Chuyên đề về môi trường đất.
  • Chuyên đề về môi trường không khí.
  • Chuyên đề về tài nguyên rừng.

- Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu về GIS thông dụng thường hay sử dụng có thể kể đến là phương pháp khảo sát - điều tra thực địa và phương pháp GIS.

1. Phương pháp điều tra - khảo sát thực địa:

1 Phương pháp điều tra - khảo sát thực địa là một phương pháp nghiên cứu định tính của thu thập dữ liệu tự nhiên. Người nghiên cứu sẽ thu thập dữ liệu nhằm quan sát và phân tích các yếu tố trong môi trường tự nhiên. Từ đó sẽ đưa ra các phân tích về hành vi, đặc điểm của từng cá nhân hay vật thể trong môi trường được nghiên cứu.

Các dữ liệu sẽ được thu thập bằng các cách sau:

  • Phương pháp chuyên gia khảo sát ngay tại thực địa.
  • Tiến hành thu thập các tài liệu ở địa phương.
  • Phương pháp xử lý tư liệu thứ cấp để góp phần xây dựng các lớp thông tin.

Phương pháp điều tra - khảo sát thực địa được xem là phương pháp cơ bản và đầu tiên khi xây dựng cơ sở dữ liệu.

2. Phương pháp GIS:

Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong các đề tài nghiên cứu về GIS, từ việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, trình bày, hỏi đáp đến truy xuất dữ liệu. Đối với phương pháp này chúng ta sẽ cần ứng dụng phần mềm GIS như Global Mapper.

Phần mềm Global Mapper hiệu quả trong phân tích dữ liệu GIS như thế nào?

Global Mapper là một phần mềm GIS tiên tiến phát triển bởi thương hiệu Blue Marble Geographics. Phần mềm chạy trên nền tảng của hệ điều hành Windows:

  • Có khả năng xử lý tất cả các loại dữ liệu, từ vector, raster đến dữ liệu về độ cao.
  • Cung cấp chế độ xem trực quan, các công cụ chuyển đổi và những tính năng chung của của một phần mềm GIS.
  • Global Mapper thu hút người dùng thông qua cộng đồng sử dụng và Forum trực tuyến lớn.

Global Mapper sẽ giúp xây dựng cơ sở dữ liệu và phân tích tổng hợp dữ liệu theo các nguyên tắc tổ hợp không gian địa lý.

Phương pháp được lựa chọn để xây dựng cơ sở dữ liệu GIS là theo kiểu kết nối trực tiếp giữa một đơn vị thông tin đồ họa với thật nhiều thông tin khác nhau trong cơ sở dữ liệu, phương pháp này thường được sử dụng để nắm bắt thông tin nhanh trên từng vùng lãnh thổ tạo điều kiện thuận lợi cho cả các nhà quản lý và người sử dụng.

Liên hệ ngay HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn về phần mềm phân tích dữ liệu GIS hoàn toàn miễn phí!

>>> Xem thêm: DỮ LIỆU GIS – YẾU TỐ KHÔNG THỂ THIẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG THÔNG MINH