Tin tức

Tổng quan và xử lý nước thải chăn nuôi

Tổng quan và xử lý nước thải chăn nuôi

Ngành chăn nuôi gia súc gia cầm đặc biệt là chăn nuôi heo ngày càng phát triển nhanh trong những năm gần đây, xả thải ra môi trường hàng triệu tấn chất thải mỗi năm. Gây áp lực lớn cho việc quản lý và xử lý chất thải của các cơ quan ban ngành và các chủ trang trại chăn nuôi.

 

 

Các loại chất thải chăn nuôi chủ yếu là chất thải rắn (phân heo, chất độn chuồng,…) chất thải lỏng (nước tiểu, nước tắm, nước rửa chuồng trại, nước rửa dụng cụ vệ sinh,…), chất thải khí (Mùi hôi tanh của phân, nước tiểu vật nuôi, khí bụi do thức ăn,…), tiếng ồn (đói đòi ăn, tranh nhau thức ăn, tập tính bầy đàn với các âm thanh hú, hộc, gáy; ồn bởi động cơ máy phát điện, máy thái cỏ, máy bơm nước,…).

Tổng lượng phân & nước thải heo xả thải  ra môi trườngtrong giai đoạn 2009-2011:

Năm

DVT

Nước thải

Phân thải

2009

triệu tấn

8,06

15,12

2010

triệu tấn

7,99

14,98

2011

triệu tấn

8,11

15,22

Nước thải ngành chăn nuôi heo là một loại nước thải rất đặc trưng và có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao do có chứa hàm lượng cao chất hữu cơ, cặn lơ lửng, N, P VSV gây bệnh.

Chất lượng nước thải theo điều tra tại các trại chăn nuôi lợn tập trung  (Năm 2006):

Nước thải chăn nuôi heo là loại ít được sử dụng và khó quản lí nhất do:

- Nước lượng nước thải lớn, lượng nước sử dụng cho nhu cầu uống, rửa chuồng và tắm cho lợn là 30 – 50 L/1con.ngđ.

- Lượng nước thải quá lớn, không thể sử dụng hết cho diện tích đất canh tác xung quanh.

- Nước thải có mùi hôi thối, khó vận chuyển đi xa để vận chuyển cho các mục đích nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

 

Một số quy trình công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi áp dụng cho từng quy mô trang trại

  •      Đối với quy mô hộ gia đình:

Do lượng chất thải chăn nuôi thải ra hằng ngày còn ít nên các cơ sở chăn nuôi hộ gia đình có thể thu gom quét dọn chuồng thường xuyên. Có thể áp dụng một số biện pháp xử lý chất thải theo sơ đồ sau:

 

  •      Đối với cơ sở chăn nuôi nhỏ

Nước thải chăn nuôi được xử lý bằng hệ thống biogas, phân được thu gom và được xử lý riêng bằng quá trình làm phân bón. Cặn lắng từ khâu xử lý nước thải dược thu gom xử lý chung với phân và nước rỉ trong quá trình ủ phân có thể đưa ngược trở lại hệ thống xử lý nước thải.

  •      Đối với cơ sở chăn nuôi quy mô vừa và lớn

Với quy mô vừa trở lên, việc đầu tư cho một hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi là có thể thực hiện được. Tùy vào trường hợp cụ thể mà cố thể áp dụng các quy trình sau:

Để nâng cao hiệu suất của quá trình xử lý nước thải chăn nuôi heo, nên bổ sung các loại chế phẩm sinh học như vi sinh xử lý nước thải MicrobeLift.

Trong hầm Biogas có thể sử dụng MicrobeLift IND để làm tăng lượng khí sinh học( tăng sinh khối) từ 20-50%. Tăng lượng khí CH4 từ 30-40% so với tổng lượng khí sinh học.

Đặc biệt, vi sinh MICROBE-LIFT IND  tăng khả năng chống chịu các chất gây ức chế ở hàm lượng cao; tăng cường hiệu suất của hệ thống, giảm thiểu sự xáo trộn của hệ thống và hiện tượng chết sinh khối thông thường trong quá trình lên men kị khí trong hầm biogas.

Trong hệ thống xử lý nước thải có thể sử dụng MicrobeLift IND mục đích giảm BOD, COD, TSS… đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT.

Sử dụng Microbe Lift N1 vào bể sinh học hiếu khí để tăng cường, thiết lập và duy trì quá trình nitrat hóa  để giảm hàm lượng ammonia, nitrit.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí về việc ứng dụng vi sinh MicrobeLift vào nước thải chăn nuôi heo.

 

 

Từ khóa liên quan: xử lý nước thải chăn nuôi