Tin tức

Tổng hợp các công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học

Tổng hợp các công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học

Công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học hiện đang rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Vậy có những công nghệ sinh học nào được ứng dụng trong xử lý nước thải? Quá trình hoạt động của mỗi công nghệ ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

 

Xử lý nước thải bằng sinh học là gì?

Xử lý nước thải bằng sinh học chính là dựa vào nguyên tắc sử dụng vi sinh vật để xử lý những chất hữu cơ, cũng như một số chất vô cơ gây ô nhiễm nước. Sản phẩm đầu ra của việc xử lý nước thải bằng sinh học là nguồn nước xả thải không gây độc hại đến môi trường.

Để có thể ứng dụng sinh học vào xử lý nước thải, nước thải cần phải đáp ứng những điều kiện sau:

  • Nước thải giàu chất dinh dưỡng, chất hữu cơ để vi sinh vật phát triển.
  • Nước thải không chứa chất độc làm chết vi sinh vật hay ức chế hoạt động của vi sinh.
  • Nước thải không chứa kim loại nặng làm ức chế enzyme của vi sinh vật.
  • Nhiệt độ môi trường nước phù hợp.
  • Tùy vào hệ vi sinh mà sẽ áp dụng phương pháp hiếu khí, thiếu khí hay kỵ khí.

Tổng hợp các công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học

- Công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học: AAO

Công nghệ AAO trong xử lý nước thải bằng sinh học là quá trình sử dụng liên tục các hệ vi sinh vật kỵ khí, yếm khí và hiếu khí nhằm phân hủy những chất ô nhiễm có trong nước thải. AAO còn có tên gọi là A2O, được viết tắt từ Anaerobic (Kỵ khí) - Anoxic (Thiếu khí) - Oxic (Hiếu khí).

Công nghệ AAO trong xử lý nước thải.

Khả năng ứng dụng của công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học AAO: AAO là công nghệ có khả năng xử lý hàm lượng BOD của nước thải với chi phí đầu tư không quá cao và vận hành đơn giản. Ngoài ra, công nghệ này còn được nhiều doanh nghiệp chọn lựa nhờ vào khả năng xử lý nhiều nguồn nước thải khác nhau.

Ưu - nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học AAO:

Ưu điểm

Nhược điểm

- Chi phí đầu tư thấp.

- Đòi hỏi ít năng lượng để vận hành.

- Chất lượng nguồn nước đầu ra còn dựa vào nhiều yếu tố khác như hoạt động của vi sinh, nhiệt độ, độ pH,...

- Hệ thống đòi hỏi diện tích đủ lớn.

- Công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học: SBR

Công nghệ SBR là công nghệ sử dụng bể SBR trong xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học dựa trên quy trình phản ứng từng mẻ liên tục. Có thể hiểu, đây là một dạng của Aerotank.

Công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học SBR.

Khả năng ứng dụng của công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học SBR: Công nghệ SBR được ứng dụng nhằm phân hủy những chất hữu cơ, đồng thời góp phần giảm đi lượng Nitơ cũng như chất rắn lơ lửng có trong nước thải.

Ưu - nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học SBR:

Ưu điểm

Nhược điểm

- Xử lý triệt để các chất hữu cơ với hiệu quả xử lý cao.

- Phù hợp cho mọi hệ thống với đa dạng công suất.

- Tiết kiệm diện tích, tính linh hoạt cao.

- Dễ kiểm soát sự cố.

- Vận hành đòi hỏi kỹ thuật, trình độ chuyên môn.

- Khó khăn trong lập trình hệ thống điều khiển tự động.

- Hệ thống thổi khí dễ bị tắc nghẽn do bùn.

 

- Công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học: MBBR

MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor) là quá trình xử lý nước thải sử dụng các vật liệu để làm giá thể giúp vi sinh bám dính để phát triển và sinh trưởng. Với công nghệ MBBR, thông thường cả ba loại vi sinh vật kỵ khí, hiếu khí và tùy đều có thể tồn tại.

Công nghệ MBBR sử dụng giá thể đệm di động với bề mặt có diện tích lớn, chuyển động liên tục đồng thời trải đều trong không gian của bể chứa nước thải, nhờ đó tận dụng tối đa thể tích bể xử lý, giảm khối lượng công trình, tăng tính ổn định khi vận hành.

MBBR - Công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học.

Khả năng ứng dụng của công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học MBBR: Công nghệ MBBR có tính ứng dụng cao đối với các loại hình nước thải có nồng độ ô nhiễm hữu cơ cao như trường học, bệnh viện, khu dân cư, sản xuất và chế biến thực phẩm, đồ uống, nước thải công nghiệp, dệt nhuộm,...

Ưu - nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học MBBR:

Ưu điểm

Nhược điểm

  •      Dễ phục hồi cho hệ vi sinh xử lý nhờ ứng dụng giá thể.
  •      Mật độ vi sinh cao, tiết kiệm thể tích bể xử lý mà vẫn mang đến hiệu quả xử lý chất hữu cơ cao.
  •      Tiết kiệm năng lượng, thuận tiện khi vận hành và nâng cấp hệ thống.
  •      Khả năng vận hành với tải trọng cao.
  •      Có thể nâng cao hiệu quả khi kết hợp với nhiều công nghệ xử lý khác.

 

  •      Cần có quá trình lắng, lọc sau khi xử lý bằng công nghệ MBBR.
  •      Chất lượng bám vi sinh vật phụ thuộc vào chất lượng của giá thể MBBR.
  •      Giá thể vi sinh MBBR rất dễ vỡ sau một khoảng thời gian sử dụng.

- Công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học: MBR

Công nghệ xử lý MBR là một sự kết hợp giữa phương pháp xử lý nước thải bằng sinh học và lý học. Mỗi đơn vị MBR trong bể xử lý được cấu tạo từ nhiều sợi rỗng liên kết cùng nhau, mỗi sợi lại có cấu tạo tương tự như một màng lọc với những lỗ lọc rất nhỏ mà một số loài vi sinh không thể xuyên qua. Nhờ đó, vi sinh vật trong bể sẽ không bị mất và đảm bảo hiệu suất cho quá trình xử lý.

Công nghệ MBR trong xử lý nước thải.

Khả năng ứng dụng của công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học MBR: Công nghệ MBR được ứng dụng cho các loại hình nước thải ô nhiễm sinh học riêng lẻ hoặc đồng với với các nồng độ ô nhiễm cơ bản như BOD, N, P. Một số loại hình nước thải ứng dụng công nghệ sinh học MBR có thể kể đến như nước thải sinh hoạt, nước thải y tế, nước thải sản xuất thực phẩm, nước thải tinh bột sắn,...

Ưu - nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học MBR:

Ưu điểm

Nhược điểm

- Kích thước nhỏ gọn, không cần thêm bể lắng bùn sinh học hay bể khử trùng, nhờ đó tiết kiệm chi phí.

- Thời gian lưu nước ngắn, giảm tối đa diện tích, phù hợp đối với các khu vực cao ốc, bệnh viện, khách sạn,...

- Đảm bảo chất lượng nước thải sau khi xử lý đạt chuẩn, xử lý hiệu quả chất rắn lơ lửng, vi khuẩn gây bệnh.

- Hệ thống vận hành đơn giản, có thể điều chỉnh vận hành tự động, tiết kiệm nhân công.

- Dễ tắc nghẽn, ảnh hưởng quá trình xử lý nếu không được vệ sinh thường xuyên.

- Chi phí đầu tư ban đầu cao.

- Không ứng dụng đối với các loại hình nước thải độ màu cao, nhiều hóa chất.

- Chỉ phù hợp đối với các công trình xử lý nước thải có công suất nhỏ hơn 50m3/ngày đêm.

 

- Công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học: Microbe-Lift

Công nghệ xử lý nước thải Microbe-Lift là công nghệ kết hợp ứng dụng các loại men vi sinh Microbe-Lift. Các dòng sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift được tiến hành nghiên cứu và phân lập bởi Viện nghiên cứu sinh thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories Inc.). Toàn bộ công nghệ đều phân lập và chọn lọc chủng giống vi sinh với mỗi chủng mang một giá trị cốt lõi riêng và độc nhất, nhờ đó được ứng dụng hiệu quả cho đa dạng vấn đề trong ngành môi trường.

Khác với các sản phẩm men vi sinh hiện tại trên thị trường, men vi sinh Microbe-Lift được tạo thành thông qua nhiều giai đoạn khép kín (Multi-stage Fermentation), công nghệ hiện đại và độc quyền từ Mỹ. Microbe-Lift tập hợp đa dạng các chủng vi sinh được nuôi cấy đơn lẻ với công nghệ lưu trữ “ngủ đông” đặc biệt. Ngoài ra, Viện nghiên cứu sinh Hoa Kỳ còn sử dụng công nghệ chiếu sáng bằng đèn độc quyền để tăng cường hiệu quả của sản phẩm men vi sinh.

Phòng lên men và chiếu sáng độc quyền cho sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift

Sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift có thể được sử dụng trong hầu hết các hệ thống xử lý nước thải và có thể được kết hợp với các công nghệ khác nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả xử lý. Nhằm nâng cao hiệu suất công việc, tối ưu hóa chi phí cho khách hàng, Biogency đã đưa ra những phương án xử lý hiệu quả từng vấn đề bằng cách kết hợp đúng cách những sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift. Tham khảo tại: Tổng hợp các giải pháp môi trường đang được Biogency cung cấp>>>

Bài viết trên đã tổng hợp các công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về xử lý nước thải, cũng như giải pháp xử lý vấn đề nước thải, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514 hoặc 0903 825 125 để được tư vấn thêm chi tiết!

>>> Xem thêm: NHỮNG LOẠI NƯỚC THẢI CÓ THỂ XỬ LÝ BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC