Tin tức

Thực trạng xử lý rác thải ở Việt Nam

Thực trạng xử lý rác thải ở Việt Nam

Việt Nam hiện đang thuộc trong top 20 quốc gia có lượng rác thải hàng năm cao nhất thế giới. Với lượng rác thải lớn như vậy thì thực trạng xử lý rác thải ở Việt Nam đang được thực hiện như thế nào?

Lượng rác thải tại Việt Nam hiện nay

Theo như thống kê có được từ Vụ Năng lượng tái tạo (Tổng cục Năng lượng - Bộ Công Thương), trong năm 2022, nước ta đang thải ra một lượng rác thải cực kì lớn. Cụ thể, với dân số hơn 93 triệu người, hằng năm chúng ta đang thải ra trung bình 35.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt đô thị và 34.000 tấn chất thải sinh hoạt nông thôn mỗi ngày. Tại các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh, mỗi ngày lượng rác thải có thể lên tới 7.000 đến 8.000 tấn, chưa kể đến lượng rác thải nông nghiệp từ cây trồng, chế biến nông - lâm - thủy sản... đều là tài nguyên.

Hình 1. Mỗi ngày, chúng ta thải ra môi trường một lượng rác thải cực kì lớn.

Với nhiều quốc gia, lượng rác thải này là một nguồn tài nguyên lớn. Tuy nhiên, tại nước ta, nguồn tài nguyên này vẫn đang bị lãng phí. Tái chế rác hiện nay đang trở thành một xu hướng trên toàn thế giới. Chính vì vậy, các nhà quản lý môi trường của nước ta cũng đang tìm phương án để giải quyết bài toán xử lý rác sao cho hiệu quả.

Phân loại rác và phương pháp xử lý rác thải hiện nay

Hiện nay phương pháp phổ biến nhất mà nước ta sử dụng chủ yếu để xử lý rác thải vẫn là chôn lấp và đốt thủ công. Cả nước hiện nay có hơn 660 bãi chôn lấp, nhưng trong số đó chỉ có 120 bãi là hợp vệ sinh. Theo số liệu thống kê, hiện khu vực Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng là nơi có tỷ lệ phát sinh rác thải nhiều nhất cả nước. Điều này gây nên một mối lo ngại nghiêm trọng trong việc đối mặt với ô nhiễm môi trường.

Với rất nhiều nguyên nhân như rác không được phân loại tại nguồn, thiếu công nghệ, thiếu nguồn lực,... khiến cho việc xử lý rác thải ở nước ta bị hạn chế. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi và quan trọng nhất là chưa có quy định và giải pháp xử lý rác đồng bộ.

Việt Nam hiện nay đang đặt ra mục tiêu xử lý rác thải đô thị vào năm 2025 đạt 90% và vào năm 2050 là 100%. Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi mỗi người dân phải chủ động trong vấn đề phân loại và vứt rác đúng nơi quy định, Nhà nước phải hoàn thiện hệ thống pháp luật và đầu tư nghiên cứu nhiều hơn nữa về quy trình xử lý rác thải.

Những hệ quả của việc xử lý rác thải không hiệu quả

Xử lý rác thải không hiệu quả sẽ dẫn đến các hệ lụy ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế.

- Tác động đến môi trường:

  • Rác thải có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm: Việc này sẽ diễn ra khi người dân đổ trực tiếp hoặc rác bị cuốn trôi từ các bãi rác tập trung tới các hệ thống cống rãnh, sông, hồ, ao,.... Khi bị phân hủy, rác sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nguồn nước ngầm, nước mặt trong khu vực.
  • Rác thải chưa được qua xử lý có thể chứa các hóa chất độc hại gây ô nhiễm môi trường đất: Rác thải khi được chôn lấp mà không được xử lý khoa học sẽ có nguy cơ khiến đất bị nhiễm các chất hóa học. Từ đó, gây ảnh hưởng đến các vi sinh vật sống tự nhiên có trong đất và phát sinh các loại sâu bọ gây hại. Ngoài ra, rác thải ngày nay có rất nhiều chất thải nhựa và cần hàng chục năm để có thể phân hủy trong đất. Chúng sẽ tạo thành các bức tường ngăn cách trong đất, hạn chế quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút.
  • Rác thải hữu cơ phân hủy gây ra mùi hôi thối, ảnh hưởng đến chất lượng không khí: Các khu rác tập trung thường sẽ gặp tình trạng này, các mùi độc hại được sinh ra từ quá trình phân hủy chất hữu cơ gây phát sinh các loài như ruồi, muỗi, gián, chuột,... tác động trực tiếp đến công nhân làm việc và các hộ dân cư xung quanh.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người:

Từ các ảnh hưởng của rác thải đến môi trường, đó sẽ là bước cầu nối tiếp theo của tác động đến sức khỏe của con người:

  • Chúng ta có thể sẽ sử dụng phải nguồn nước ô nhiễm, mang mầm bệnh hay nguy cơ gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư, viêm da, gan, tiêu chảy....
  • Ô nhiễm không khí khiến ta không được hít thở không khí trong lành, gây ra các bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Hình 2. Rác thải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.

- Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế:

Các ảnh hưởng đến kinh tế từ việc xử lý rác thải không hiệu quả có thể kể đến như sau:

  • Thiệt hại kinh tế do gia tăng bệnh tật từ ô nhiễm môi trường.
  • Nguy cơ xảy ra tình trạng thiếu nước sạch phục vụ cho sinh hoạt của con người và các hoạt động sản xuất, dịch vụ.
  • Ngành du lịch bị ảnh hưởng khi rác thải quá nhiều, gây mất thiện cảm đối với các khách du lịch vì những nguy cơ tiềm tàng, nguy hiểm đối với sức khỏe của họ.
  • Thiệt hại về chi phí cho việc cải thiện môi trường khi không xử lý được rác thải hiệu quả ngay từ đầu. Để xử lý các vấn đề mà rác thải gây nên cho môi trường đòi hỏi rất nhiều chi phí, nguồn lực, chuyên môn cao,...

Những giải pháp để cải thiện tình hình xử lý rác thải ở Việt Nam

- Giáo dục và tăng cường nhận thức cộng đồng

Các hoạt động tuyên truyền về xử lý rác thải cần được thực hiện thường xuyên hơn đến từng địa phương, khu phố, phường, xã. Song song đó là hoạt động giáo dục trong trường học đến tất cả các bạn học sinh từ mầm non đến trung học phổ thông.

Cần thiết nhất hiện nay là việc tuyên truyền đến mỗi người, mỗi hộ gia đình cần phải phân loại rác ngay từ đầu, trước khi rác được tập kết về bãi rác. Điều này sẽ giúp hỗ trợ rất nhiều cho các khâu xử lý rác thải ở phía sau.

Hình 3. Phân loại rác thải là việc làm cần thiết, hỗ trợ cho các khâu xử lý sau đó.

- Chính sách và pháp luật về quản lý rác thải

Chúng ta có thể học tập các quốc gia trên thế giới các chính sách và pháp luật về quản lý rác thải. Những chính sách phù hợp sẽ giúp ngăn tình trạng xả rác bừa bãi và nâng cao ý thức của mỗi người hơn.

Một khi xây dựng và phổ biến thực thi được các chính sách và pháp luật về quản lý rác thải cũng sẽ góp phần giúp tăng mỹ quan đô thị, đường phố sạch đẹp, giảm chi phí xử lý môi trường, gây thiện cảm với khách du lịch hơn.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bà Trần Hồng Hà cho biết, trong hai năm 2023 và 2024 sẽ không còn ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 nữa. Thay vào đó là tổ chức, triển khai để năm 2025 đó là chính sách pháp luật phải áp dụng vào cuộc sống. Bộ sẽ có những văn bản để gắn trách nhiệm của địa phương trong việc tổ chức thực hiện.

- Sử dụng công nghệ xử lý rác thải hiện đại

Hiện nay ngoài việc xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp truyền thống thì nước ta hiện cũng đang áp dụng thêm các công nghệ hiện đại hơn như đốt và sản xuất phân vi sinh. Các công nghệ hiện đại hơn sẽ giúp sử dụng tốt nguồn tài nguyên từ rác thải.

Một số công nghệ xử lý rác thải hiện đại, có thể kể đến như:

  • Công nghệ đốt hiện đã được đưa vào áp dụng tại một số địa phương, đặc biệt là các thành phố, khu đô thị đông dân cư hay một số huyện, xã theo quy mô khác nhau từ 10-150 tấn/ngày. Trong đó, chủ yếu là công nghệ đốt không sử dụng nhiên liệu quy mô nhỏ từ 10-12 tấn/ngày. Một số địa phương cũng đã đầu tư công nghệ đốt thu hồi nhiệt để sấy rác, lâm sản như Công ty cổ phần dịch vụ môi trường Thăng Long, Xí nghiệp xử lý rác thải và sản xuất phân bón thành phố Thái Bình,…
  • Công nghệ đốt phát điện cũng đã được thực hiện thử nghiệm tại một số nơi. Công nghệ xử lý chất thải rắn công nghiệp của Công ty Hitachi Zosen (Nhật Bản) theo phương pháp đốt và cấp điện cho lò hơi phát điện tại Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp phát điện Nam Sơn (Hà Nội) với công suất 75 tấn/ngày và tạo ra 1,93MW điện.
  • Công nghệ điện rác WTE sử dụng công nghệ khí hóa phát triển bởi đội ngũ cán bộ, nhà nghiên cứu Việt Nam của Công ty trách nhiệm hữu hạn thủy lực máy tại Hà Nam. Hiện công nghệ này đã được thực nghiệm ở quy mô nhỏ xử lý chất thải công nghiệp không nguy hại bằng công nghệ điện rác tại công trường xử lý rác Gò Cát, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Công nghệ phân loại xử lý rác thải, sản xuất biogas phát điện và phân bón hữu cơ của Công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển dự án Việt Nam tại Quảng Bình. Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng công nghệ đốt phát điện cần được tiếp tục theo dõi, đánh giá tính ổn định, hiệu quả.
  • Việc ứng dụng men vi sinh trong xử lý rác thải để hỗ trợ cho công tác tạo khí Biogas và ủ phân hữu cơ ngày càng được sử dụng nhiều hơn tại các địa điểm tập kết xử lý rác. Tại đây, các sản phẩm đang được đưa vào sử dụng hiệu quả là Microbe-Lift Biogas Microbe-Lift BPCC.

Xử lý rác thải đang là vấn đề cấp thiết tại Việt Nam. Để việc xử lý đạt hiệu quả, mỗi người cần chủ động, có ý thức trong mỗi hành động, cùng chung tay bảo vệ môi trường sống. BIOGENCY với sứ mệnh: “Làm sạch môi trường sống mỗi ngày”, luôn hướng đến cung cấp sản phẩm giá trị, giúp ích cho cộng đồng, môi trường hiện nay. Liên hệ ngay HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết về giải pháp xử lý môi trường!

>>> Xem thêm: Tổng hợp các giải pháp Xử lý Môi trường đang được BIOGENCY cung cấp

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP

Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Tel: (028).3.6208.606

Mobile: 0903 825 125

Email: cskh@dathop.com.vn

Website: https://dathop.com.vn/ - https://dathop.com/