Tin tức

Tái chế nước thải - Nhu cầu cấp thiết hiện nay

Tái chế nước thải - Nhu cầu cấp thiết hiện nay

Hiện nay, trên cả thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, tái chế nước thải là một vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt, mang tính cấp thiết đối với môi trường, sức khỏe và đời sống nhân loại trong tương lai. Những nghiên cứu về tái chế nước thải trên thế giới đã được đưa ra, đồng thời tại Việt Nam cũng dần thực hiện tái chế nước thải để sử dụng cho hoạt động sản xuất.

Tái chế nước thải là một nhu cầu cấp thiết hiện nay

Theo một cuộc khảo sát, trên thế giới hiện nay cứ bốn người thì sẽ có một người không được tiếp cận với nguồn nước sạch, phần lớn trong đó đều là những người sinh sống tại các khu vực nghèo đói. Do đó, các nhà nghiên cứu đang dần quan tâm đến việc tái chế nước thải và tạo ra nguồn nước sạch, tài nguyên có giá trị để bổ sung thêm nguồn cung nước sạch cho nhân loại.

Nghiên cứu về vấn đề tái chế nước thải trên thế giới

Cơ chế lọc kỵ khí này hiện nhận được nhiều sự quan tâm do cần rất ít năng lượng để có thể chuyển nước thải thành dạng nước có thể tiêu thụ được. Tuy nhiên, cơ chế này có một vấn đề chính là khi làm sạch nước, quá trình này có xu hướng tạo ra những sản phẩm phụ nguy hiểm như sulfide, có hại cho môi trường và sức khỏe con người.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho biết, khi con người hít phải hydrogen sulfide thì sẽ có nguy cơ dẫn đến những triệu chứng như run, kích ứng mắt và da, khó thở, mất ý thức hay thậm chí có thể gây tử vong nếu nồng độ cao. Điều này đồng nghĩa rằng, những nhân viên tại nhà máy xử lý nước thải sẽ đối mặt với rủi ro cao về sức khỏe.

Xử lý nước thải theo cơ chế lọc kỵ khí có xu hướng tạo ra sản phẩm phụ nguy hiểm.

Thông thường, vấn đề sulfide được các nhà khoa học cố gắng giải quyết bằng cách sử dụng những loại hóa chất nhất định nhằm tách những dẫn xuất lưu huỳnh thành các thành phần không gây độc hại. Thế nhưng, việc sử dụng hóa chất đó sẽ gây ra tình trạng ăn mòn những đường ống của hệ thống lọc và khiến hiệu suất tổng thể của việc tạo ra nước sạch bị giảm đi.

Theo đó, những nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford đã thực hiện và phát triển một quy trình xử lý nước thải kỵ khí mới. Quy trình này không chỉ có khả năng biến sulfide độc hại tồn tại trong nước thải thành một hợp chất có tính an toàn hơn mà còn nâng cao giá trị cho nguồn tài nguyên tạo ra và được sử dụng trong sản xuất công nghệ và nông nghiệp.

Trong phương pháp mới được nghiên cứu lần này, sulfide sẽ được xử lý bằng cách ứng dụng kỹ thuật oxy hóa lưu huỳnh điện hóa. Tác giả chính Xiaohan Shao, cũng chính là nghiên cứu sinh tiến sĩ thuộc ngành kỹ thuật dân dụng và môi trường tại Đại học Stanford, cho biết rằng: “Quy trình đang thực hiện là chuyển đổi những sulfide có trong nguồn nước thải thành những chất có giá trị như axit sulfuric, từ đó có thể ứng dụng thêm trong các quy trình sản xuất khác hay có thể sử dụng làm phân bón.”

Hệ thống điện hóa này về cơ bản sẽ mang đến thêm tùy chọn để các nhà nghiên cứu biến đổi sulfide thành những dẫn xuất lưu huỳnh khác, nhờ đó loại bỏ được hoàn toàn những hóa chất độc hại, nguy hiểm ra khỏi quá trình xử lý kỵ khí. Nhóm nhà nghiên cứu cũng cho rằng, quy trình xử lý kỵ khí đòi hỏi rất ít năng lượng và có thể sử dụng hoàn toàn những nguồn tái tạo để vận hành và được cho phép áp dụng trên toàn bộ thành phố.

Xiaohan Shao cũng nói thêm rằng: “Chúng tôi có thể sử dụng quy trình của mình và tích hợp nó vào các công nghệ xử lý nước thải hiện đại, tiên tiến khác để rút ngắn lại khoảng cách giữa nước thải với nước uống. Hy vọng những nghiên cứu sẽ giúp thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ nhằm giảm thiểu ô nhiễm, phục hồi nguồn tài nguyên quý giá và tạo ra được nước uống trong cùng một lúc.

Tái chế nước thải phục vụ cho hoạt động sản xuất tại Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay, xử lý nước thải ngày càng được chú trọng với những quy chuẩn kỹ thuật về xả thải cụ thể đối với từng loại hình nước thải khác nhau. Bên cạnh đó, công nghệ sinh học được ưa chuộng để sử dụng trong xử lý, tái chế nước thải, tạo ra nguồn nước đạt chuẩn xả thải và có thể phục vụ cho các hoạt động sản xuất. Tham khảo thêm: Áp dụng công nghệ sinh học hiếu khí và kỵ khí để xử lý nước thải>>>

Thực chất, công nghệ sinh học trong xử lý nước thải chính là việc ứng dụng khả năng chuyển hóa những chất hữu cơ một cách liên tục của vi sinh vật. Các vi sinh vật sử dụng những chất hữu cơ tồn tại trong nước thải, tổng hợp chúng vào hình thành các tế bào vi sinh mới. Bên cạnh đó, vi sinh còn có khả năng hấp thụ chất hữu cơ với một lượng lớn thông qua bề mặt tế bào và sử dụng một lượng để tạo thành tế bào mới, lượng còn lại sẽ oxy hóa và là nguồn năng lượng để thực hiện quá trình tổng hợp. Tham khảo thêm: Ứng dụng vi sinh vật trong bảo vệ môi trường nước>>>

Bằng cách ứng dụng vi sinh vật để xử lý nước thải, các chỉ số quan trọng như Nitơ, Amonia, BOD, COD hay TSS sẽ được xử lý hiệu quả, nhanh chóng đạt được chuẩn đầu ra. Hiện nay, Biogency đang là đơn vị chuyên cung cấp giải pháp và sản phẩm sinh học làm sạch môi trường sống mỗi ngày, cũng như xử lý, tái chế nước thải. Các giải pháp đến từ Biogency chủ yếu tập trung vào việc ứng dụng vi sinh vật, bao gồm các giải pháp cụ thể như:

  • Giải pháp xử lý Nitơ, Amonia.
  • Giải pháp xử lý các chỉ tiêu quan trọng như COD, BOD, TSS.
  • Giải pháp xử lý và tiêu hủy bùn thải.
  • Giải pháp tăng khí Biogas.
  • Giải pháp xử lý tắc nghẽn đường ống do dầu mỡ trong nước thải sinh hoạt.
  • Giải pháp xử lý ô nhiễm ao hồ, kênh rạch.

Tổng hợp các giải pháp sinh học xử lý môi trường đang được Biogency cung cấp.

Nhu cầu tái chế nước thải ngày càng trở nên cấp thiết đối với môi trường. Tại Việt Nam, công nghệ xử lý nước thải cũng dần được nâng cao, nổi bật là công nghệ sinh học trong xử lý nước thải với tính hiệu quả, an toàn, thân thiện cho môi trường và sức khỏe con người. Mọi thắc mắc và nhu cầu hỗ trợ chi tiết về các giải pháp xử lý nước thải theo công nghệ sinh học, hãy liên hệ đến HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn nhanh chóng nhất!

>>> Xem thêm: BIOGENCY - ĐI ĐẦU VỀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ NITƠ VÀ AMONIA TRONG NƯỚC THẢI