Tin tức

Ô nhiễm của nước thải y tế, vấn đề đáng báo động hiện nay

Ô nhiễm của nước thải y tế, vấn đề đáng báo động hiện nay

Nước thải y tế là một trong những nguồn có khả năng gây ô nhiễm cao do tính chất đặc thù, phức tạp của nó. Việc phân loại xử lý nước thải y tế chưa triệt để, kèm theo tình trạng các hệ thống thu gom và xử lý nước thải của nhiều bệnh viện đang xuống cấp gây nên một vấn đề đáng báo động đối với môi trường sống.

Thực trạng ô nhiễm nước thải y tế

Theo báo cáo từ Bộ Y tế, cả nước hiện nay đang có gần 50.000 cơ sở khám, chữa bệnh. Trong số đó có 248 bệnh viện tư nhân và 21.048 phòng khám tư nhân. Mỗi ngày, lượng rác thải y tế phát sinh trên cả nước vào khoảng 350 - 400 tấn và có hơn 120 nghìn mét khối nước thải được thải ra.

Nước thải từ các bệnh viện hiện nay đang là vấn đề nhức nhối và gây bức xúc cho những khu vực dân cư quanh bệnh viện. Lý do cho tình trạng này là nước thải y tế chưa được xử lý tốt trước khi xả thải, gây ô nhiễm nguồn nước mặt và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của người dân. Với một lượng nước thải lớn được thải ra môi trường hàng ngày, một phần trong số đó mang theo mầm bệnh đi vào các dòng chảy mương, máng, sông ngoài qua các khu dân cư. Thậm chí còn có những nơi xuất hiện tình trạng ứ đọng nước thải, gây ảnh hưởng cả đến mạch nước ngầm của khu vực.

Hình 1. Lượng nước thải y tế lớn thải ra môi trường mang mầm bệnh đi vào các dòng chảy.

Tình trạng ô nhiễm nặng của các bệnh viện đang vượt quá nhiều lần tiêu chuẩn cho phép: 82,54% tụ cầu vàng, 15% trực khuẩn mủ xanh, 52% E.coli… Chúng có hàm lượng vi sinh cao gấp 1.000 lần cho phép với nhiều loại vi khuẩn nấm, ký sinh trùng, virus bại liệt… Với nồng độ ô nhiễm này, khi hòa vào nước thải sinh hoạt sẽ bị phát tán, có khả năng xâm nhập các loại thủy sản, vật nuôi, nhất là rau thủy canh và xâm nhập cơ thể con người. Việc tiếp xúc gần với nguồn ô nhiễm còn làm phát sinh nguy cơ ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác cho con người.

Các tác động của nước thải y tế đến môi trường sống

Nước thải bệnh viện chủ yếu được sinh ra từ các nguồn như:

  • Nước thải nhà vệ sinh.
  • Nước thải rửa các dụng cụ y khoa.
  • Nước thải nhà ăn.
  • Nước thải từ phẫu thuật.
  • Nước thải trong quá trình điều trị, thăm khám, xét nghiệm,.v.v…của bệnh nhân và nhân viên y tế.
  • ….

Trong số đó thì nguồn nước thải từ hoạt động chụp X-Quang là nước thải có thành phần nguy hại nhất. Chúng có chứa các chất phóng xạ lỏng và bệnh phẩm chứa nhiều chất độc hại, nồng độ kháng sinh và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Với nguồn nước thải có tính chất phức tạp như trên, nếu không được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường thì sẽ gây mất cân bằng sinh thái nguồn nước nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người, lây lan dịch bệnh,...

Khi sống gần các khu vực chứa nguồn nước thải sẽ khiến những người có sức đề kháng kém dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp, hay nếu ăn phải nguồn thức ăn bị nhiễm khuẩn từ nguồn nước thải y tế có thể gặp phải triệu chứng ngộ độc, nhiễm phải các virus gây bệnh.

Ngoài ra, việc nước thải không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm không khí do chứa nhiều vi khuẩn, tạp chất, kim loại nặng khiến chúng có mùi hôi khó chịu, nước không còn trong sạch. Lâu dần có khả năng khiến các chất độc hại ngấm vào mực nước ngầm và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

Hình 2. Nước thải y tế không được xử lý triệt để gây mất cân bằng hệ sinh thế, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Các phương pháp xử lý nước thải y tế

Có thể thấy rõ rằng, công tác xử lý nước thải y tế là hết sức cần thiết và quan trọng. Bởi nó đem lại rất nhiều hậu quả đáng báo động. Sau đây là một số phương pháp xử lý nước thải y tế hiệu quả và an toàn:

- Xử lý nước thải y tế với công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt

Công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt hoạt động bằng cách sử dụng các lớp vật liệu làm đệm sinh học. Các đệm sinh học này sẽ phân tách nước thải thành các mảng nhỏ và nhờ vào sự tác động của các chủng vi sinh học hiếu khí để loại bỏ được hoàn toàn các chất hữu cơ trong nước thải.

Quy trình xử lý nước thải này được diễn ra trong hệ thống tháp kín và không cần sử dụng đến máy để bơm sục nước thải. Nước thải sau khi được xử lý trong tháp kín cuối cùng sẽ được cho sang bể lắng bùn lamen. Tại đây, nước thải sẽ được khử trùng bằng hóa chất để đảm bảo được tiêu chuẩn của nước thải đầu ra.

Đây là một công nghệ hiện nay được áp dụng khá rộng rãi trong xử lý nước thải y tế của phòng thí nghiệm, các phòng khám và các trạm y tế. Phương pháp này sẽ đạt hiệu quả đối với nước thải có mức độ ô nhiễm vừa phải. Ngoài ra, phương pháp này:

  • Đơn giản, dễ lắp đặt, dễ sử dụng.
  • Không gây tiếng ồn.
  • Tiêu thụ ít điện năng.
  • Không cần cấp khí cưỡng bức.

- Xử lý nước thải y tế theo công nghệ AAO

Đối với phương pháp xử lý nước thải y tế theo công nghệ AAO sẽ sử dụng quy trình kết hợp:

  • Quá trình sinh học tại bể kỵ khí Anaerobic: Tại đây, các vi sinh vật kỵ khí và tùy nghi sẽ phân hủy các chất hữu cơ và vô cơ có trong nước thải. Sản phẩm chủ yếu của quá trình phân hủy này là dạng khí (chủ yếu là CO2, CH4) và tế bào vi sinh vật.
  • Quá trình sinh học tại bể Anoxic: Đối với bể anoxic, các vi sinh vật tùy nghi sẽ được sử dụng và phân hủy các hợp chất hữu cơ có chứa Nitơ và phốt pho có trong nước thải y tế
  • Quá trình sinh học tại bể hiếu khí Oxic: Tại đây sẽ diễn ra quá trình chuyển hóa NH4 thành NO3-, khử BOD, COD, sunfua…nhờ vào các vi sinh vật hiếu khí với điều kiện oxy, nồng độ PH,… thích hợp.

Hình 3. Sơ đồ xử lý nước thải y tế theo công nghệ AAO.

Ưu điểm của công nghệ AAO là có khả năng xử lý hàm lượng BOD trong nước thải y tế khá cao. Chi phí đầu tư để sử dụng công nghệ này cũng không quá cao, vận hành cũng khá đơn giản, vậy nên được sử dụng khá phổ biến.

- Xử lý nước thải y tế bằng bãi lọc trồng cây

Đây là phương pháp tiết kiệm ngân sách lớn ở chi phí đầu tư ban đầu. Chi phí vận hành và bảo dưỡng khi sử dụng phương pháp này cũng không cao và khả năng xử lý nước thải tương đối tốt. Ngoài ra còn giúp cho hiện trường vi công và vận hành của hệ thống có được một cảnh quan thân thiện với môi trường.

- Xử lý nước thải y tế bằng công nghệ MBR

Công nghệ MBR đang là một trong những công nghệ được sử dụng phổ biến trong xử lý nước thải y tế. MBR được viết tắt của từ Membrane Bio Reactor, là sự kết hợp của phương pháp sinh học và lý học.

Mỗi đơn vị MBR được cấu tạo từ nhiều sợi rỗng liên kết với nhau trong bể nước thải. Mỗi sợi rỗng này sẽ có cấu tạo như một màng lọc với các lỗ rất nhỏ mà các vi sinh vật không có khả năng xuyên qua, nhờ vào đó mà các vi sinh vật sẽ được giữ lại và đảm bảo hiệu suất xử lý của bể. Công nghệ MBR tuy không quá xa lạ tuy nhiên vẫn cần phải được hướng dẫn và đào tạo từ chuyên gia để có thể vận hành hiệu quả hệ thống.

Hệ thống xử lý nước thải y tế có sự tương đồng với hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thông thường. Các bước xử lý nước thải y tế bao gồm: Tiền xử lý, xử lý cấp một, xử lý cấp hai và giai đoạn sau xử lý.

Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải y tế phù hợp với giai đoạn xử lý cấp hai với khả năng loại bỏ Cacbon hòa tan và các hợp chất chứa Nitơ, Photpho bằng tác dụng của các vi sinh vật xử lý nước thải. Đồng thời, xử lý nước thải y tế bằng công nghệ sinh học còn mang lại hiệu quả đáng kể, thúc đẩy hiệu suất, giảm thiểu thời gian xử lý. Hiện nay, dòng chế phẩm vi sinh Microbe-Lift đến từ Hoa Kỳ đang được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống xử lý nước thải, đặc biệt đối với hệ thống xử lý nước thải y tế.

Bộ đôi được lựa chọn để sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải y tế bao gồm Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 để giải quyết các chỉ tiêu về Amoni và Nitơ, giúp đạt chuẩn xả thải chỉ sau từ 2 đến 4 tuần sử dụng. Tham khảo thêm: Xử lý nước thải y tế: Bệnh viện, Trạm y tế, Phòng khám>>>

Vậy là qua bài viết này chúng ta đã có thể thấy được ô nhiễm nước thải y tế đang là một vấn đề đáng báo động hiện nay và biết thêm các phương pháp xử lý nước thải hiệu quả. Mong rằng bài viết này hữu ích và sẽ góp một phần nhỏ trong việc làm sạch môi trường sống. Để được tư vấn, hỗ trợ về xử lý nước thải y tế, cũng như các loại nước thải khác, hãy liên hệ đến chúng tôi qua HOTLINE 0909 538 514 hoặc 0903 825 125!

>>> Xem thêm: Mục tiêu phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước đến năm 2023

 

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

 

 

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP

 

Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM

 

Tel: (028).3.6208.606

 

Mobile: 0903 825 125

 

Email: cskh@dathop.com.vn

 

Website: https://dathop.com.vn/ - https://dathop.com/