Tin tức

Nuôi tôm thẻ chân trắng bao lâu thì thu hoạch? Tổng quan về các vụ tôm thẻ chân trắng trong năm 2023

Nuôi tôm thẻ chân trắng bao lâu thì thu hoạch? Tổng quan về các vụ tôm thẻ chân trắng trong năm 2023

Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng đang càng ngày càng phát triển tại nước ta và đem lại giá trị kinh tế lớn cho bà con nông dân. Bài viết này dành cho các bà con đang tìm hiểu về công việc nuôi tôm thẻ chân trắng. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nuôi tôm thẻ chân trắng bao lâu thì thu hoạch và tổng quan về các vụ nuôi tôm thẻ chân trắng trong 1 năm.

Thời gian thu hoạch tôm thẻ chân trắng là bao lâu?

Đối với các bà con mới bắt đầu với nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thì điều bà con quan tâm đầu tiên chắc chắn là thời gian mình có thể thu hoạch tôm. Nắm được rõ điều này sẽ giúp bà con dễ dàng tính toán các chi phí, lợi nhuận có thể thu về, tránh được các trường hợp nuôi quá lâu khiến tôm không được giá, giảm lợi nhuận và hiệu quả về chi phí hay thậm chí là lỗ.

Thời gian nuôi 1 vụ tôm thẻ chân trắng ở các tỉnh miền Nam thường sẽ từ 90 -120 ngày, khi tôm đạt kích thước > 40 con/kg. Đây là thời điểm giá trị thu hoạch đảm bảo chi phí đầu tư ban đầu và lợi nhuận cho bà con. Đối với 1 số ao kiểm soát tốt bà con có thể nuôi về size 25-30 con/kg, tuy nhiên giai đoạn này sẽ chi phí thức ăn, quản lý môi trường sẽ cao và yêu cầu nghiêm ngặt hơn. Tuy vậy, giá thành của tôm ở size này sẽ rất cao. Ở các tỉnh miền bắc thời gian nuôi thường sẽ kéo dài từ 4-6 tháng.

Hình 1. Nuôi tôm thẻ chân trắng mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho bà con.

>>> Bà con có thể tham thảo thêm: Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng giúp giảm số lần thay nước để tối ưu chi phí đầu tư tại đây

Để đảm bảo được tôm thẻ chân trắng của bà con được chăm sóc tốt và đảm bảo thời gian thu hoạch, bà con cần quan tâm đến những yếu tố sau:

  • Chất lượng tôm giống ban đầu.
  • Gây màu nước ao nuôi tôm, đảm bảo chất lượng nước.
  • Quản lý thức ăn cho tôm hiệu quả: Loại thức ăn và số lần cho ăn.
  • Bổ sung các vi chất, men vi sinh cho tôm trong quá trình nuôi.

Các lưu ý khi thu hoạch tôm thẻ chân trắng:

  • Trước khi thu hoạch: Cần tiến hành lấy mẫu tôm để kiểm tra kích cỡ, độ cứng, màu sắc để kiểm tra chất lượng của tôm.
  • Thời gian thu hoạch: Nên thu hoạch tôm thẻ chân trắng vào ban đêm để hạn chế sốc nhiệt cho tôm hoặc khi thu hoạch vào thời gian khác cần che chắn cho tôm không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi ánh nắng mặt trời. Thời gian thu hoạch lý tưởng sẽ từ 4 - 8 tiếng, tùy vào diện tích ao nuôi.
  • Tiến hành thu hoạch: Bà con chỉ cần tháo cạn 30% lượng nước trong ao. Sau đó dùng lưới để kéo thu tôm theo từng phần diện tích ao.

Các vụ tôm thẻ chân trắng trong 1 năm

Tôm thẻ chân trắng là loài tôm sống trong môi trường nước lợ. Mùa vụ nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ có sự khác biệt tùy theo từng vùng nuôi. Dựa theo hướng dẫn của Tổng cục thủy sản về khung lịch mùa vụ thả giống tôm thẻ chân trắng trong năm 2023 như sau cho từng khu vực:

1. Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế

  • Nuôi chính vụ: Bà con sẽ tiến hành thả giống từ đầu tháng 03 đến giữa tháng 9
  • Nuôi tôm vụ đông: Bà con sẽ tiến hành thả giống từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2023 (Áp dụng đối với cơ sở có hình thức hay phương thức nuôi kiểm soát nhiệt độ trong mùa đông).

2. Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên

Ở các tỉnh này thời gian bà con thả giống sẽ từ tháng 02 đến tháng 8 năm 2023. Các vùng nuôi nếu có cơ sở hạ tầng tốt: Chủ động được nguồn nước, có giải pháp và kỹ thuật nuôi phù hợp có thể thả giống được tới thời điểm tháng 10 năm 2023.

3. Các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận

Bà con có thể thả giống từ tháng 01 đến tháng 9 năm 2023. Thời gian thả giống có thể kéo dài đến tháng 12, năm 2023 đối với các vùng nuôi ít chịu ảnh hưởng của lũ lụt, điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn nước đảm bảo.

4. Các tỉnh Đông Nam Bộ (từ Bà Rịa Vũng Tàu đến TP. Hồ Chí Minh)

Thả giống từ tháng 02 đến tháng 8 năm 2023. Thời gian thả giống có thể kéo dài đến tháng 10, năm 2023 tại vùng nuôi có điều kiện hạ tầng đảm bảo.

5. Các tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Thời gian để thả giống tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bắt đầu từ tháng 02 đến tháng 10 năm 2023. Ngoài ra, có thể thả giống quanh năm đối với các vùng nuôi có điều kiện độ mặn phù hợp, nguồn nước ổn định và thực hiện tốt được công tác cải tạo ao, diệt mầm bệnh.

6. Các trung tâm nuôi tôm công nghệ cao

Đối với các tỉnh thành có các trung tâm, cơ sở nghiên cứu và ứng dụng nuôi tôm công nghệ cao có thể hoàn toàn kiểm soát được điều kiện nuôi. Chính vì vậy mà chỉ cần đảm bảo được cơ sở hạ tầng không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, kiểm soát được dịch bệnh sẽ có thể thả giống quanh năm.

Ứng dụng sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm thẻ chân trắng giúp tăng năng suất

Một trong những yếu tố không thể thiếu trong các mùa vụ nuôi tôm thẻ chân trắng chính là việc ứng dụng công nghệ sinh học trong quá trình nuôi. Cụ thể hơn ở đây chính là việc ứng dụng các loại men vi sinh trong quá trình nuôi để giúp tôm có được môi trường sống tốt, hệ tiêu hóa ổn định. Nhờ đó mà tôm có sức đề kháng tốt, đạt chất lượng thương phẩm cao, tăng giá trị kinh tế cho bà con nuôi tôm.

Hiện Biogency đang là một trong những đơn vị hàng đầu trong cung cấp các giải pháp ứng dụng men vi sinh trong nuôi tôm. Với các giải pháp do Biogency cung cấp bà con sẽ hoàn toàn yên tâm với mùa vụ của mình:

Hình 2. Ứng dụng sử dụng men vi sinh Microbe-Lift trong nuôi tôm thẻ chân trắng giúp tăng năng suất.

Mong rằng những thông tin trong bài viết này hữu ích với bà con. Để được tư vấn chi tiết hơn về kỹ thuật nuôi tôm, cũng như cách ứng dụng các men vi sinh trong mùa vụ thế nào để đạt hiệu quả, bà con hãy liên hệ đến HOTLINE 0909 538 514. Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ để bà con có được những mùa vụ bội thu.