Tin tức

Nghề nuôi tôm phát triển mạnh, diện tích nuôi tôm ở Việt Nam ngày càng tăng

Nghề nuôi tôm phát triển mạnh, diện tích nuôi tôm ở Việt Nam ngày càng tăng

Nghề nuôi tôm là một trong những ngành nghề không còn xa lạ đối với bà con nông dân Việt Nam. Nghề nuôi tôm mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và phát triển mạnh trong những năm qua với diện tích nuôi ngày càng tăng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thực trạng ngành nuôi tôm tại Việt Nam cũng như điều kiện phát triển của ngành trong 2023.

Thực trạng ngành nuôi tôm Việt Nam

Theo thông tin từ báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2022 vừa qua tổng diện tích nuôi tôm nước lợ đã có những chuyển biến tích cực, cụ thể:

  • Diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 747.000ha;
  • Sản lượng nuôi tôm các loại đạt tới 1,08 triệu tấn, tức là đã tăng 8,5% so với năm 2021;
  • Kim ngạch xuất khẩu tôm cũng cao nhất từ trước tới nay khi đạt tới 4,3 tỷ USD vào năm 2022.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đặt kế hoạch vào năm 2023 diện tích nuôi tôm sẽ đạt 750.000 ha. Sản lượng tôm cũng sẽ đạt con số trên 1 triệu tấn, trong đó hơn 4,3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhận định rằng, để đạt được các mục tiêu đề ra thì các địa phương cần phải nghiêm túc thực hiện Luật Thủy sản 2017. Đặc biệt các địa phương cần đặc biệt quan tâm triển khai đăng ký đối tượng tôm nuôi chủ lực như tôm sú  tôm thẻ chân trắng.

Hình 1. Vùng nuôi tôm công nghiệp ở tỉnh Sóc Trăng.

Tổng thư ký VASEP, ông Trương Đình Hòe cũng đưa ra dự báo về xuất khẩu tôm của Việt Nam vào năm 2023 sẽ có nhiều thách thức. Chúng ta sẽ cần phải đối mặt với sự cạnh tranh tôm từ Ecuador và Ấn Độ. Giá tôm nhập khẩu 2023 cũng có có xu hướng giảm khi nguồn cung tôm trên toàn cầu tăng lên khoảng 6 triệu tấn. Ngược lại, giá tôm nguyên liệu trong nước lại tăng, điều này đã khiến khả năng huy động nguyên liệu cho tôm để chế biến xuất khẩu trở nên khó khăn.

Xuất khẩu tôm sang các quốc gia Châu Âu trở nên kém tích cực khi nền kinh tế khu vực vẫn còn khó khăn vào 2023. Một trong những quốc gia có nhu cầu nhập khẩu tôm lớn là Mỹ thì hiện vẫn còn một lượng tôm tồn kho lớn. Chính vì lý do này mà Mỹ vẫn chưa thể phục hồi nhập khẩu tôm trong nửa đầu năm 2023. Nhu cầu hiện tại đang tập trung vào tôm có kích thước nhỏ. Đây lại là lợi thế của tôm từ Ecuador nhờ có nguồn cung dồi dào và lợi thế về địa lý.

Dự báo điều kiện phát triển nghề nuôi tôm tại Việt Nam trong năm 2023

Như đã đề cập, năm 2023 ngành tôm nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng tại Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn về thị trường. Để chủ động và tiếp tục phát triển nghề nuôi tôm, “Hội nghị phát triển ngành tôm 2023” đã được tổ chức vào tháng 3/2023.

Hình 2. Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến phát biểu tại hội nghị.

Tại Hội nghị, 8 giải pháp phát triển ngành tôm trong năm 2023 đã được đề ra. Trong số đó sẽ tiếp tục triển khai đạt hiệu quả một số đề án và chương trình đã được phê duyệt. Đi cùng với đó là cần phải thực hiện đi đôi với ứng dụng khoa học, công nghệ mới. Điều này là tất yếu và góp phần lớn cho việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

Quản lý tại các địa phương cần phải kịp thời đưa ra các khuyến cáo, cảnh báo về môi trường tại các khu nuôi tôm tập trung bằng cách thực hiện tốt công tác quan trắc. Đồng thời, quản lý chất lượng tôm giống cần phải đảm bảo, thanh tra và kiểm tra thường xuyên các cơ sở sản xuất giống, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản.

Chúng ta cần phải tiến hành xây dựng thành công các chuỗi sản xuất theo hướng liên kết và đạt được các chứng nhận về sản xuất an toàn, hạ giá thành sản phẩm. Điều này giúp đảm bảo đầu ra cho tôm nuôi và phát triển được thị trường tiêu thụ.

Theo kế hoạch 2023, ngành nông nghiệp phấn đấu để đạt được sản lượng tôm nuôi các loại vượt hơn một triệu tấn. Mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu là đạt trên 4,3 tỷ USD. Để có được kết quả như mục tiêu đề ra, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đã đề nghị tổ chức liên kết, đảm bảo được chuỗi sản xuất tôm vận hành liên hoàn trên tất cả các địa phương.

Đối với các doanh nghiệp, người nuôi tôm, ông Tiến cũng yêu cầu thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật trong nuôi trồng thủy sản. Đồng hành theo đó, toàn ngành nuôi tôm cần phải xây dựng kế hoạch, chủ động sản xuất trong mọi hoàn cảnh, điều kiện thời tiết, tình hình biến động môi trường, kinh tế, dịch bệnh.

Qua bài viết, ta đã nhận thấy được thực trạng của nghề nuôi tôm và các điều kiện để phát triển hơn vào năm 2023. Với các giải pháp thủy sản đang cung cấp, chúng tôi tin rằng sẽ góp phần vào sự thành công trong mùa vụ và sự phát triển cho nghề nuôi tôm tại nước ta.

Mọi thắc mắc, nhu cầu tư vấn, hãy liên hệ ngay đến số HOTLINE 0909 538 514 hoặc 0903 825 125 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời.

>>> Xem thêm: Nuôi tôm đạt năng suất vượt trội với men vi sinh Microbe-Lift

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP

Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Tel: (028).3.6208.606

Mobile: 0903 825 125

Email: cskh@dathop.com.vn

Website: https://dathop.com.vn/ - https://dathop.com/