Tin tức

Ngành Đo đạc bản đồ hướng đến tầm nhìn xa 2040

Ngành Đo đạc bản đồ hướng đến tầm nhìn xa 2040

Chiến lược phát triển Ngành Đo đạc bản đồ Việt Nam và xây dựng Hạ tầng dữ liệu trong giai đoạn đến năm 2030 và hướng đến tầm nhìn xa đến năm 2040 đã được hoàn thiện dự thảo. Chiến lược này đã được thực hiện và trình Chính phủ phê duyệt bởi Cục Đo đạc Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam.

Thành tựu sau 12 năm thực hiện Chiến lược 33

Cục trưởng Cục Đo đạc Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam, ông Hoàng Ngọc Lâm cho biết: Sau 12 năm thực hiện Chiến lược 33 (Chiến lược phát triển Ngành Đo đạc bản đồ Việt Nam tính đến năm 2020), Ngành Đo đạc bản đồ Việt Nam đã đạt được những bước phát triển toàn diện về lực lượng, tổ chức và tiềm lực khoa học - kỹ thuật và hoàn thành được những mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược.

Hình 1. Ngành Đo đạc bản đồ đã đạt được những bước tiến nhất định.

Nổi bật nhất trong số các thành tựu đạt được là công tác xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các tiêu chuẩn quốc gia và định mức kinh tế - kỹ thuật về vấn đề đo đạc và bản đồ đã được hoàn thiện, đồng bộ hóa và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đối với công tác quản lý nhà nước cũng như triển khai các nhiệm vụ về đo đạc và bản đồ.

Đặc biệt, vào ngày 14 tháng 6 năm 2018, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Đo đạc và bản đồ và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019. Đây được xem là sự kiện quan trọng khi Luật Đo đạc và bản đồ chính là khung pháp lý quan trọng, được lấy làm nền tảng cơ sở để thúc đẩy cho sự phát triển của Ngành Đo đạc bản đồ Việt Nam trong những giai đoạn tiếp đó.

Ngoài ra, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đo đạc và bản đồ từ cấp trung ương đến địa phương đều từng bước được hoàn thiện nhằm đảm bảo tính đồng bộ. Cùng với đó là đội ngũ cán bộ công chức cũng được trang bị năng lực chuyên môn vững vàng, đáp ứng được các yêu cầu để đảm bảo công tác quản lý nhà nước ngày càng hiệu quả, chặt chẽ, góp phần cho sự phát triển mạnh mẽ của Ngành Tài nguyên và Môi trường.

Thế nhưng, Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam cho biết, hiện nay vẫn còn có một số bất cập, hạn chế nhất định, đó là:

  • Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng về đo đạc và bản đồ, đặc biệt là nguồn nhân lực có chuyên môn về công nghệ thông tin hay xử lý dữ liệu không gian còn khan hiếm;
  • Chưa có cơ chế, chính sách đãi ngộ hấp dẫn, thỏa đáng để thu hút được nhân lực tiềm năng, chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực theo tình hình mới.

Về cơ bản, những thông tin, dữ liệu và sản phẩm đo đạc, bản đồ hiện nay là đầy đủ. Tuy nhiên, việc cập nhật những dữ liệu này còn chậm trễ, các quy định về việc tiếp cận, khai thác, cũng như sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ còn gặp phải nhiều hạn chế, khó khăn trong chia sẻ dữ liệu để sử dụng chung. Ngoài ra, các chương trình, giải pháp giúp hỗ trợ người dùng phát triển ứng dụng khai thác sử dụng dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ hiệu quả vẫn chưa được đẩy mạnh.

Không những vậy, vấn đề đầu tư, triển khai các dự án vẫn còn đang bị kéo dài, dẫn đến tình trạng chưa đồng bộ thực hiện các nhiệm vụ trong chiến lược, chưa phát huy được toàn bộ hiệu quả của dữ liệu và ứng dụng khoa học, công nghệ.

Chiến lược phát triển Ngành Đo đạc bản đồ đến tầm nhìn xa năm 2040

Ông Hoàng Ngọc Lâm cho biết rằng, Dự thảo về Chiến lược phát triển Ngành Đo đạc bản đồ được xây dựng dựa trên 5 quan điểm. Những quan điểm này phù hợp với chính sách phát triển kinh tế xã hội nói chung và đối với Ngành Đo đạc bản đồ nói riêng (đã được quy định cụ thể tại Luật Đo đạc và bản đồ). Cụ thể, Chiến lược nhấn mạnh rằng Phát triển Ngành Đo đạc bản đồ Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Chiến lược nêu rõ các nhiệm vụ cần thiết như:

  • Các nhiệm vụ đo đạc và bản đồ để phục vụ cho công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu, khắc phục sự cố môi trường được ưu tiên đầu tư.
  • Đề cao nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ đo đạc và bản đồ theo hướng hiện đại, tiên tiến.
  • Xây dựng và phát triển hạ tầng dữ liệu không gian quốc gia để đáp ứng yêu cầu trong quản lý nhà nước, phục vụ xây dựng Chính phủ số, Chính phủ số, nền kinh tế - xã hội số.
  • Khuyến khích các cá nhân, tổ chức đầu tư, nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ cao, tiên tiến và hiện đại; tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực với chuyên môn, trình độ cao trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức có cơ hội tiếp cận, khai thác và sử dụng dữ liệu, thông tin, sản phẩm đo đạc và bản đồ cũng như hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia, đồng thời tham gia các hoạt động về đo đạc bản đồ.

Dựa trên cơ sở từ những kết quả đã đạt được, cần đảm bảo kế thừa, chuyển tiếp để đáp ứng những yêu cầu cung cấp thông tin dữ liệu chính xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đàm an ninh - quốc phòng và các nhiệm vụ xây dựng, vận hành hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia. Đồng thời, sẽ có những vấn đề cần tiếp tục phát triển từ Chiến lược 33.

Trên cơ sở dựa trên khung mục tiêu do Liên Hợp Quốc khuyến cáo về việc xây dựng hạ tầng cơ sở dữ liệu không gian địa lý, Chiến lược được chia làm 2 giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn xa đến năm 2040 nhằm đảm bảo tính đồng bộ để thúc đẩy cho sự phát triển của Ngành Đo đạc bản đồ Việt Nam phát triển mạnh mẽ, bền vững.

Theo đó, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành, tầm nhìn xa đến năm 2040 đặt ra mục tiêu là phát triển phương tiện thu nhận, xây dựng, cập nhật dữ liệu, thông tin về đo đạc bản đồ ngang tầm so với các quốc gia trong khu vực, các nước phát triển trên thế giới; phát triển ngành với sự chủ động trong công nghệ và trình độ chuyên môn cao.

Hình 2. Phát triển Ngành Đo đạc bản đồ với công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Để hoàn thành được các mục tiêu được đề ra, Dự thảo Chiến lược cũng đưa ra 11 nhóm nhiệm vụ và giải pháp. Trong đó, đặc biệt ưu tiên công tác hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về đo đạc bản đồ; xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn cũng như quy chuẩn kỹ thuật về dữ liệu, sản phẩm đo đạc nhằm đảm bảo tính đồng bộ, chính xác giúp thuận lợi khi sử dụng.

Ông Hoàng Ngọc Lâm chia sẻ thêm: “Các giải pháp đã được nghiên cứu xây dựng trên cơ sở kế thừa các thành tựu mà Chiến lược 33 đã đạt được, những yêu cầu đặt ra cho Ngành trong giai đoạn tới; đối với các nhiệm vụ giải pháp xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý (NSDI), các nhiệm vụ giải pháp đã bám sát yêu cầu về NSDI, trên cơ sở các giải pháp theo khuyến cáo của Liên hợp quốc về xây dựng NSDI”.

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường

>>> Xem thêm: Quan trắc công trình được Nhà nước Việt Nam quy định như thế nào?

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP

Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Tel: (028).3.6208.606

Mobile: 0903 825 125

Email: cskh@dathop.com.vn

Website: https://dathop.com.vn/ - https://dathop.com/