Tin tức

Mục tiêu phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước đến năm 2030

Mục tiêu phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước đến năm 2030

Nước là một nguồn tài nguyên hết sức quan trọng đối với con người và mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, rất nhiều người đang lầm tưởng chúng ta có một nguồn tài nguyên nước dồi dào. Tuy nhiên trên thực tế, nguồn tài nguyên này đang phải đối mặt với nhiều sức ép tiềm ẩn, đòi hỏi các nhà quản lý cần phải đưa ra phương án để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước.

Thực trạng về tài nguyên nước hiện nay

- Môi trường nước mặt lục địa

Việt Nam hiện đang có 697 sông, suối, kênh, rạch và 38 hồ là nguồn nước liên tỉnh, thuộc 16 lưu vực sông nội tỉnh theo Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020. Trong số đó có nhiều sông xuyên biên giới. Cụ thể như hệ thống sông Mê Công (sông Cửu Long), sông Hồng, sông Bằng Giang - Kỳ Cùng, sông Sê San, sông Mã, sông Đồng Nai.

Hình 1. Hệ thống sông Mê Công.

Chính vì có khá nhiều sông xuyên biên giới nên tài nguyên nước của Việt Nam bị phụ thuộc vào nguồn nước ngoại sinh. Trong khi tổng lượng dòng chảy của các sông vào khoảng 830 - 840 tỷ m3 mỗi năm. Chỉ tính riêng các sông, suối xuyên biên giới đã chuyển vào nước ra lượng nước khoảng 520 tỷ m3 đã chiếm tới 63% trong số tổng lượng nước đó.

Ngoài ra, tài nguyên nước của nước ta còn bị ảnh hưởng khi nước mặt của nước ta phân bố không đồng đều và về không gian và thời gian trên cả nước. Lượng nước vào mùa mưa tập trung khoảng 70 - 80%, trong khi lượng nước vào mùa khô chỉ chiếm khoảng 20 - 30% trên tổng lượng nước cả năm.

- Hiện trạng khai thác và sử dụng nước mặt

58.540 là số lượng công trình trên cả nước đang khai thác, sử dụng nước mặt thuộc quản lý của ngành nông nghiệp và tập trung nhiều nhất trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình với 27.446 công trình các loại. Tiếp đến là đồng bằng sông Cửu Long với 7.216 công trình.

Nước được khai thác để sử dụng chính cho các ngành:

  • Nông nghiệp: Tổng lượng nước khai thác khoảng 65 tỷ m3/năm và chủ yếu là dùng nguồn nước mặt (59.9 tỷ m3)
  • Thuỷ điện: Có khoảng 7.160 hồ chứa thuỷ lợi và thuỷ điện trên cả nước. Tổng dung tích vào khoảng 60 tỷ m3.
  • Công nghiệp: Theo số liệu thống kê 2019, tổng lượng nước sử dụng khoảng 7,49 tỷ m3. Dự kiến nước sử dụng cho ngành này sẽ còn tăng lên khoảng 15,6 tỷ m3 tới năm 2030. Việc này dẫn đến các mối đe dọa đối với an ninh nước, gia tăng sự số do sụt lún  và xâm nhập mặn ở các vùng cửa sông. Lý do dẫn đến các mối đe doạ này là bời lượng nước mặt ít biến động trong các năm qua, dẫn đến nhu cầu sử dụng nước ngầm dưới mặt đất tăng cao.

Lượng nước được sử dụng nhiều nhất tập trung vào thời điểm mùa khô. Lúc này dòng chảy trên các hệ thống sông đã bị suy giảm, trong khi tổng lượng nước vào thời điểm này bị suy giảm chỉ bằng khoảng 20 -30% (khoảng 160 - 250 tỷ m3) so với lượng nước của cả năm.

- Diễn biến chất lượng nước các lưu vực sông

Nhờ vào các nỗ lực trong công tác quản lý và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường, giai đoạn 2016 - 2020 chất lượng nước đã được cải thiện và duy trì ở mức tốt. Tuy nhiên, vẫn còn những khu vực chất lượng nước còn kém, nhưng nhìn chung cải thiện hơn các năm trước đây. Bên cạnh đó, các điểm nóng về môi trường nước trên lưu vực sông vẫn chưa được cải thiện rõ rệt.

Nguyên nhân của việc ô nhiễm môi trường trên các lưu vực sông của yếu là do ô nhiễm chất hữu cơ và sinh dưỡng trên các đoạn sông chảy qua các khu vực đô thị, khu vực làng nghề,... Ngoài ra tại các khu vực cửa sông có tình trạng ngập mặn diễn ra và không ngừng tăng, điển hình là các cửa sông khu vực hạ lưu lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.

Các điểm nóng về ô nhiễm môi trường nước tập trung trên các lưu vực sông Nhuệ - sông đáy, lưu vực sông Cầu và lưu vực sông Đồng Nai.

Mục tiêu phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước đến 2030 của nước ta

Để đảm bảo phát triển và sử dụng nguồn tài nguyên nước hiệu quả. Các mục tiêu và kế hoạch đã được soạn thảo và ban hành thực hiện. Trong phần này sẽ nêu ra các mục tiêu và kế hoạch cho mục tiêu phát triển bền vững đến giai đoạn 2030.

Hình 2. Đề ra mục tiêu cụ thể để phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước đến năm 2030.

- Mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến 2030 (theo Quyết định 622 QĐ TTg ngày 10/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ)

Tại nước ta, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra mục tiêu tổng quát và 3 mục tiêu nhỏ chi tiết hơn để thực hiện được mục tiêu 6 (Đảm bảo việc tiếp cận nguồn nước sạch và cải thiện các điều kiện vệ sinh cho tất cả mọi người) được nêu ra tại Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc.

Mục tiêu tổng quát của Việt Nam cho mục tiêu phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước đến 2030 chính là:

  • Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, chủ động trong công tác ứng phó với những biến đổi khí hậu.
  • Bảo đảm cho mọi người dân được phát huy tiềm năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng thành của của sự phát triển.
  • Xây dựng một Việt Nam hoà bình, thịnh vượng, bao trùm, dân chủ, công bằng, văn minh và bền vững.

Đối với mục tiêu cụ thể về nước và sự phát triển bền vững, mục tiêu 6 đã được triển khai cụ thể là: Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người. Và được chia nhỏ thành 3 mục tiêu chi tiết như sau:

  • Mục tiêu 6.1: Đảm bảo việc nước sinh hoạt được tiếp cận đầy đủ và công bằng, trong khả năng chi trả đến tất cả mọi người: Dự tính đến 2020, 90% - 95% tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh, điều kiện cung ứng nước sạch được cải thiện, từng bước bảo đảm an toàn, nhận thức của cộng đồng được nâng cao và sử dụng nước một cách hợp lý, tiết kiệm. Đến năm 2030, 95% - 100% tỷ lệ dân cư sẽ được cung cấp nước sạch và hợp vệ sinh. Điều kiện cung cấp nước sạch bảo đảm an ninh, an toàn.
  • Mục tiêu 6.2: Đảm bảo tiếp cận các công trình và điều kiện vệ sinh phù hợp cho tất cả mọi người: Dự tính tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực đô thị được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 45% vào năm 2020, đạt 75% vào năm 2025 và đạt 95% đến năm 2030. Tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 35%, đạt 50% vào 2025 và 75% vào năm 2030
  • Mục tiêu 6.3: Cải thiện chất lượng nước, 100% nước thải nguy hại được xử lý; giảm tỷ lệ nước thải đô thị chưa qua xử lý; tăng cường tái sử dụng nước an toàn. Đến năm 2020 tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đạt 15-20%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch dưới 18% đối với đô thị loại IV trở lên, dưới 25% đối với các đô thị loại V. Đến năm 2030 tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đạt 50% đối với đô thị loại II trở lên và 20% đối với đô thị loại V trở lên; 100% nước thải nguy hại được xử lý; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch dưới 15% đối với các đô thị.

- Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu đến 2050 (theo Quyết định 1055/QĐ-TTg ngày 20/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ)

Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu chung Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương và rủi ro trước những tác động của BĐKH thông qua việc:

  • Tăng cường khả năng chống chịu, năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái;
  • Thúc đẩy việc lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu vào hệ thống chiến lược, quy hoạch.

Nhiệm vụ, giải pháp: Nâng cao hiệu quả thích ứng với BĐKH thông qua việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu và thúc đẩy việc lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu vào hệ thống chiến lược, quy hoạch.

Tăng cường khả năng chống chịu và nâng cao năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái thông qua việc đầu tư cho các hành động thích ứng, khoa học và công nghệ, nâng cao nhận thức để sẵn sàng điều chỉnh trước những thay đổi của khí hậu.

Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và giảm thiểu thiệt hại, sẵn sàng ứng phó với thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do BĐKH.

- Kế hoạch quốc gia bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước (theo Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị)

Mục tiêu tổng quát:

  • Bảo đảm số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống;
  • Đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các ngành kinh tế quan trọng, thiết yếu; mọi người dân, mọi đối tượng được tiếp cận, sử dụng nước công bằng, hợp lý.
  • Chủ động tích trữ, điều hoà nguồn nước, khai thác, sử dụng hiệu quả đi đôi với bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước;
  • Ứng phó hiệu quả với các thảm họa, thiên tai liên quan đến nước, thích ứng với BĐKH;
  • Bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước.

Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu:

  • Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới.
  • Hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước.
  • Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch thuỷ lợi, tài nguyên nước và điều tra cơ bản, đánh giá trữ lượng nguồn nước.
  • Chủ động tích trữ, điều hoà, phân phối nguồn nước, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội.
  • Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước.
  • Phòng, chống, giảm thiểu tác động bất lợi do thiên tai liên quan đến nước và BĐKH.
  • Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước.
  • Tăng cường bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn sinh thuỷ, phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
  • Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo đảm an ninh nguồn nước.

- Kế hoạch quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 (theo Quyết định 882/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ)

Quản lý tài nguyên nước, bao gồm:

  • Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn, các tổ chức quốc tế trong bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước xuyên biên giới;
  • Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý về sử dụng nước tiết kiệm, tuần hoàn nước, đảm bảo an ninh tài nguyên nước và bình đẳng giữa các đối tượng sử dụng nước;
  • Phát triển và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thủy lợi liên kết đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ và lĩnh vực tầng các ngành chống thiên tai, quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông;
  • Đẩy nhanh chuyển đổi số, xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia và cơ sở dữ liệu về quản lý tài nguyên nước. Xây dựng hệ thống hiện đại hỗ trợ quản lý, vận hành và khai thác hệ thống thủy lợi, thủy điện hiệu quả và an toàn.

- Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030 (theo Quyết định 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ)

Mục tiêu chung:

  • Ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách;
  • Từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường; ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học;
  • Góp phần nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu;
  • Bảo đảm an ninh môi trường, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, các-bon thấp, phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển bền vững 2030 của đất nước.

Giải pháp chủ yếu:

  • Đổi mới tư duy của các cấp, các ngành; nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, cộng đồng và người dân;
  • Hoàn thiện tổ chức bộ máy, hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường phù hợp với thể chế kinh tế thị trường;
  • Huy động đầu tư từ xã hội, tăng dần chi ngân sách, nâng cao tính hiệu quả trong sử dụng nguồn lực về bảo vệ môi trường;
  • Ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; xây dựng hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới quan trắc và cơ sở dữ liệu về môi trường;
  • Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của nền kinh tế.

Nguồn: Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

>>> Xem thêm: Tái sử dụng nước thải sau xử lý - Nhu cầu phát triển kinh tế bền vững tại Đà Nẵng

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP

Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Tel: (028).3.6208.606

Mobile: 0903 825 125

Email: cskh@dathop.com.vn

Website: https://dathop.com.vn/ - https://dathop.com/