Tin tức

Một số phương pháp quan trắc sóng

Một số phương pháp quan trắc sóng

Có 3 phương pháp quan trắc sóng được sử dụng trong khảo sát thủy văn là: Phương pháp sử dụng hiệu ứng Doppler – AWAC, phương pháp đo sóng bằng cảm biến gia tốc và phương pháp đo sóng bằng cảm biến Radar.
  1.     Sử dụng hiệu ứng Doppler: AWAC

AWAC (Acoustic Wave And Current Meter) sử dụng sóng âm để xác định vận tốc và hướng dòng chảy trong nước ở độ sâu tương ứng bằng hiệu ứng Doppler.

Hình 1. Mô hình hệ thống quan trắc sóng và các yếu tố dòng chảy.

Tìm hiểu về thiết bị đo sóng AWAC:

Hình 2. Thiết bị đo sóng AWAC.

-          Đo sóng và chiều cao sóng: Sử dụng chùm tia đứng để xác định chiều cao sóng.

-          Hướng sóng: Dựa trên sự tính toán việc thay đổi vận tốc của 3 chùm tia còn lại tương ứng với chiều cao sóng từ chùm tia đứng.

-          Hướng sóng: Dựa trên la bàn từ được lắp bên trong thiết bị, được đánh dấu bên ngoài như hình bên dưới.

Hình 3. Đánh dấu hướng bắc trên AWAC.

Một số sản phẩm và thông số kỹ thuật:

Model: Workhorse Waves Array

Hãng: Teledyne Marine

Xuất xứ: Mỹ

Loại: Cố định và di động

Tần số:

300kHz

600Khz

1200kHz

Dãy độ sâu:

80m

45

14

Cố định: Chiều cao sóng, hướng sóng, dòng chảy

Di động: Dòng chảy

Mở rộng: Tích hợp được với các trạm quan trắc

 Ưu – Nhược điểm của phương pháp đo sóng bằng AWAC:

Ưu điểm

Nhược điểm

-  Triển khai mọi vị trí trên biển

-  Đo được nhiều chỉ tiêu trên 1 thiết bị

-   Khó bảo quản và lắp đặt

-   Truyền cáp dưới đáy biển dễ bị đứt do các phương tiện ghe cào….

-   Chi phí triển khai lắp đặt tương đối cao

 Một số hình ảnh:

Hình 4. Thiết bị đo sóng Workhorse Waves Array – Hãng Teledyne.

  1.     Cảm biến đo sóng bằng gia tốc:

Một số dự án chỉ cần đo xác định sóng và hướng sóng, có thể sử dụng các cảm biến đo sóng bằng cảm biến gia tốc.

Loại cảm biến này được lắp đặt trên các phao quan trắc, sử dụng sự biến thiên gia tốc cũng như la bàn từ để xác định sóng và hướng sóng.

Hình 5. Phao quan trắc sóng sử dụng cảm biến gia tốc.

Ưu + nhược điểm cảm biến đo sóng bằng gia tốc:

-          Ưu điểm

-          Nhược điểm

-          Dễ triển khai lắp đặt, dễ bảo quản do không tiếp xúc trực tiếp với nước

-          Chi phí bảo trì, bảo dưỡng thấp,

-          Linh đông lắp đặt

-          Không đo được các giá trị hải văn khác: như dòng chảy

 

 

  1.     Sử dụng cảm biến đo sóng bằng Radar:

Hình 6. Cảm biến đo sóng bằng Radar.

Cảm biến radar được dùng để đo sóng đối với các dự án cho dàn khoan ngoài biển, bến cảng…nơi có thể lắp trực tiếp cảm biến. Thiết bị chỉ đo được sóng, hướng sóng, chu kỳ sóng và mực nước.

Ưu - Nhược điểm khi sử dụng cảm biến đo sóng bằng Radar:

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Bền với thời gian và là thiết bị có hiệu suất tối ưu nhất.
  •  Phương án này không thích hợp sử dụng cho phao.

 Các thiết bị đo sóng đến từ hãng Teledyne hiện đang được phân phối chính hãng bởi CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP. Liên hệ HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn chi tiết về phương pháp quan trắc sóng và thiết bị phù hợp cho công việc của bạn.

>>> Xem thêm: Giải pháp quan trắc khí tượng thủy văn

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP

Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Tel: (028).3.6208.606

Mobile: 0903 825 125

Email: cskh@dathop.com.vn

Website: https://dathop.com.vn/ - https://dathop.com/