Tin tức

Mốc tọa độ và những trăn trở

Mốc tọa độ và những trăn trở

Công tác tìm mốc tọa độ hay mốc độ cao có phải quá khó đối với người làm ngành trắc địa? Có biết bao nhiêu trăn trở, lo lắng mà chỉ anh em trong nghề mới hiểu được.

 

Nhớ những ngày còn băng rừng vượt núi để làm công tác khảo sát địa hình cho vài dự án thủy điện. Việc đi tìm kiếm các mốc gốc tọa độ và độ cao nhà nước nhằm lập lưới khống chế đo nối công trình vào hệ thống tọa độ quốc gia. Đây không phải là công việc khó khăn nhất trong giai đoạn khảo sát dự án mà là công việc có nhiều nỗi lo lắng nhất.

Hai chữ “lo lắng” ở đây có nhiều vấn đề phải đề cập đến để anh em mới vào nghề làm công tác trắc địa có thể chuẩn bị trước, tránh bỡ ngỡ khi đi thực tế, cụ thể:

Mạng lưới tọa độ, độ cao quốc gia trên hệ thống lưu trữ thì rải đều khắp lãnh thổ, đảm bảo mật độ trong vòng 5-15 kmsẽ có 1 điểm tọa độ, 5-10 km2  có 1 điểm độ cao quốc gia. Trên thực tế khi bạn mua tọa độ tại các cơ quan lưu trữ của nhà nước thì sẽ được cấp các thông tin liên quan đến mốc (tọa độ và ghi chú điểm, sơ họa mốc ngoài thực địa), nhưng khi đi thực tế tìm kiếm sự hiện diện của mốc là một việc khác hoàn toàn. Đôi khi, bạn mua (hoặc được cung cấp) 5 điểm thì thực tế chỉ còn 1 điểm hoặc không còn mốc nào. Vì nhiều lý do khách quan khác nhau, cũng có trường hợp mốc vẫn còn hiện hữu nhưng lại không sử dụng được do nước ngập không thấy được tâm mốc (hình 1.1) hoặc tình trạng sụt lún cục bộ do nền đất yếu làm tọa độ/ độ cao bị sai lệch nhiều (hình 1.2).

mốc ngập nước

Hình 1 : Mốc bị ngập nước

 

Hiện nay, các nhà khoa học cũng khuyến nghị các cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ TNMT cần thay đổi quan điểm về mốc trắc địa (cả mốc toạ độ và độ cao) với tiêu chí đảm bảo độ ổn định của mốc được xác định là quan trọng hàng đầu; Đồng thời, sửa đổi toàn bộ quy trình, định mức chọn điểm chôn mốc hiện hành. (Nguồn: bài viết “Khôi phục lưới độ cao khu vực phía Nam do sụt lún” - trên trang http://www.monre.gov.vn)

Tình trạng sụt lún

Hình 2: Tình trạng sụt lún

Từ những thông tin trên, ta thấy rằng công tác tìm kiếm và quyết định sử dụng mốc tọa độ và độ cao quốc gia nào để đo nối vào công trình không những đã là rất khó khăn mà còn mang tính thách thức đối với những tân binh trắc địa. Bởi thực tế không phải lúc nào nó cũng hiện hữu ở thực địa và có độ tin cậy giống như những gì mà cơ quan có thẩm quyền cung cấp trong “phiếu cung cấp tọa độ/độ cao”.

 

Khánh Linh

Từ khóa liên quan: trắc địa