Tin tức

Mô hình BIM - Nền tảng cơ bản cho công tác chuyển đổi số ngành xây dựng

Mô hình BIM - Nền tảng cơ bản cho công tác chuyển đổi số ngành xây dựng

Trong mục tiêu chuyển đổi số ngành xây dựng, mô hình thông tin công trình (BIM) được xem là nền tảng cơ bản và là chìa khóa để thực hiện thành công mục tiêu này. Cũng chính bởi sự quan trọng của BIM mà ngày 17/03/2023, Thủ tướng Chính phủ đã Phê duyệt Lộ trình áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng.

Vì sao BIM là nền tảng cơ bản cho công tác chuyển đổi số ngành xây dựng?

Thuật ngữ BIM được viết tắt của Building Information Modeling hoặc Building Information Management, là một quá trình cho phép các bên liên quan (kiến trúc sư, kỹ sư, nhà thầu, v.v.) lập kế hoạch, thiết kế và xây dựng một cấu trúc hoặc một tòa nhà dưới dạng mô hình 3D.

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ này, Global BIM network - Mạng lưới BIM toàn cầu đã được thành lập. Mục tiêu của tổ chức này là kết nối đại diện khối Nhà nước của các quốc gia và tổ chức đa phương để thực hiện chuyển đổi số, và chia sẻ lợi ích kinh tế - xã hội cho người dân và các nơi. Hiện tại, Việt Nam cũng đang là thành viên của của tổ chức này.

Mô hình BIM là công cụ chính để cụ thể hóa mục tiêu chuyển đổi số ngành xây dựng, đóng vai trò là nền tảng cơ bản để kết hợp các công nghệ số hiện đại với các hoạt động ngoài công trường vì nó có khả năng kết nối các công nghệ như: Trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ quét 3D laser, điện toán đám mây, phân tích dữ liệu và dữ liệu lớn, đám mây điểm (Point Cloud)... để hỗ trợ các hoạt động xây dựng diễn ra hiệu quả hơn.

Hình 1. BIM là công cụ giúp kết nối hiệu quả các hoạt động trong ngành xây dựng.

Theo Tiến sĩ Tạ Ngọc Bình - Trưởng phòng Nghiên cứu Kinh tế đầu tư và Xây dựng số, Viện Kinh tế Xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết: "Mô hình BIM được xem là xu thế mới của ngành xây dựng hiện đại. Và so với nhiều nước cũng là thành viên của Global BIM network trong khu vực châu Á, châu Mỹ và Châu Úc, Việt Nam đang là thành viên ở top giữa trong việc thúc đẩy áp dụng BIM trong xây dựng.”

Ông cũng chia sẻ thêm: "Kết quả thực hiện việc triển khai áp dụng BIM theo ĐỀ ÁN ÁP DỤNG MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH (BIM) TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH tại Quyết định số 2500/QĐ-TTg ngày 22/12/20116 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2016 - 2021 đã cho thấy nhiều dự án và công trình quy mô lớn sử dụng vốn đầu tư công, vốn Nhà nước ngoài đầu tư công đã áp dụng BIM và đem lại những hiệu quả rõ rệt, bằng chứng là rút ngắn được thời gian thiết kế và thời gian thi công, rút ngắn được thời gian xem xét thiết kế, xử lý các thay đổi và nâng cao hiệu quả công việc cũng như chất lượng dự án.”

Hiện nay, BIM đang được ứng dụng chủ yếu ở những khâu nào của một dự án đầu tư xây dựng?

Tại Việt Nam, hiện nay các dự án đang thí điểm áp dụng BIM chủ yếu ở các khâu như:

  • Lập dự án.
  • Khảo sát.
  • Thiết kế.
  • Thi công.
  • Hoàn công.
  • Quản lý vận hành.
  • ..v..v..

Một số dự án lớn cụ thể đã áp dụng BIM như:

  • Dự án đầu tư xây dựng trụ sở Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel): Áp dụng BIM ở khâu lập dự án, thiết kế, thi công và hoàn công.
  • Dự án xây dựng Nhà Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: Áp dụng BIM ở khâu thiết kế, thi công...

Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng BIM vào ngành xây dựng là gì?

- Thuận lợi:

Hệ thống cơ sở pháp lý và các chính sách nhằm thúc đầy việc áp dụng BIM vào ngành xây dựng về mặt cơ bản đã hoàn thiện, là điều kiện giúp các đơn vị ứng dụng BIM thuận lợi. Có thể kể đến là:

  • Nghị định số 10/2021/NĐ-CP và Thông tư số 12/2021/TT-BXD quy định về chi phí áp dụng BIM.
  • Hướng dẫn áp dụng BIM tại Quyết định số 348/QĐ-BXD và 347/QĐ-BXD.
  • Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 17/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lộ trình áp dụng BIM trong hoạt động xây dựng.
  • ..v..v..

Bên cạnh đó, đi kèm với các quy định được ban hành là năng lực áp dụng BIM của các đơn vị cũng ngày càng được nâng cao để gia tăng năng lực cạnh tranh.

- Khó khăn:

Quá trình áp dụng BIM để thực hiện chuyển đổi số ngành xây dựng nhìn chung đang vẫn ở giai đoạn đầu, do đó sẽ còn nhiều đơn vị gặp khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ mới vì đã quen sử dụng cách làm cũ và ngại thay đổi. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư vào BIM cũng không hề rẻ và năng lực chưa đồng bộ giữa cá nhân, nhà thầu cũng làm cho việc triển khai áp dụng BIM gặp nhiều khó khăn. (Nguồn tham khảo: baoxaydung.com.vn)

Giải pháp BIM với công nghệ scan 3D laser

Dữ liệu Point Cloud từ máy quét 3D laser là đầu vào cho quá trình BIM, cũng vì thế thuật ngữ “Scan to BIM” đã được ra đời và nhận được nhiều sự quan tâm của ngành.

“Scan to BIM” là một quy trình mô phỏng hiện trạng sử dụng công nghệ 3D Laser Scanning để quét, chụp lại thực tế hiện trạng công trình dưới dạng đại diện kỹ thuật số độ chính xác cao (mô hình Point Cloud) sau đó sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, là đầu vào xây dựng mô hình BIM (BIM ngược).

Hình 2. Scan to BIM với công nghệ Scan 3D laser đến từ hãng Trimble.

Scan to BIM bao gồm 2 quy trình con:

  • Quy trình Scan: Mục đích để tạo ra dữ liệu Point Cloud (đám mây điểm).
  • Quy trình BIM: Sử dụng dữ liệu Point Cloud và kiến thức nền tảng để xây dựng mô hình 3D đầy đủ nhất cho dự án.

Có thể thấy rằng, để áp dụng BIM thành công và hướng đến chuyển đổi số ngành xây dựng, công nghệ scan 3D laser đóng góp một vai trò quan trọng, là cơ sở để tạo ra nguồn dữ liệu chất lượng, đầu vào cho một mô hình BIM đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đặt ra.

Hiện nay, có 3 công nghệ scan 3D laser được đánh giá là có khả năng phục vụ hiệu quả cho công tác chuyển đổi số của ngành là: Công nghệ Scan 3D laser mặt đất (Terrestrial Scanning), Công nghệ Scan 3D laser di động (Mobile Scanning) và Công nghệ Scan 3D laser trên không (LiDAR UAV). Để được tư vấn chi tiết hơn về hiệu quả của mỗi công nghệ, hãy liên hệ ngay Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125, chúng tôi sẽ giải đáp nhanh nhất!

>>> Xem thêm: CÔNG NGHỆ 3D LASER SCANNING GIÚP SỐ HÓA DỮ LIỆU XÂY DỰNG HIỆU QUẢ