Tin tức

Khi nào cần kết hợp máy định vị GNSS-RTK với bộ phát Radio?

Khi nào cần kết hợp máy định vị GNSS-RTK với bộ phát Radio?

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự ra đời của thiết bị GNSS RTK, công tác trắc địa đã có những phát triển vượt bậc, giúp việc đo đạc trở nên đơn giản thuận tiện hơn mà vẫn đảm bảo độ chính xác cao nhất.

Công nghệ đo GNSS RTK (Real-Time Kinematic) – Đo động thời gian thực là một kỹ thuật được sử dụng để tăng độ chính xác của tín hiệu GPS bằng cách sử dụng một máy thu GNSS 2 tần số đặt cố định – gọi là trạm tĩnh (Base Station) để thu và gửi tín hiệu đến máy GNSS 2 tần số đang chuyển động – gọi là trạm động (Rover Station).

Có 2 cách thường dùng nhất để trao đổi tín hiệu giữa trạm Base và trạm Rover là dùng sóng 3/4G và sóng Radio. Với sự tiện lợi và phủ sóng 3/4G rộng khắp cả nước thì người sử dụng vẫn ưu tiên sử dụng phương pháp này là phổ biến, vậy sóng Radio được sử dụng trong trường hợp nào? Khi nào thì cần kết hợp máy GNSS RTK với bộ phát Radio? Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Các trường hợp sử dụng máy GNSS RTK kết hợp với bộ phát Radio như sau:

-       Khu vực không có sóng 3/4G.

-       Khu vực không có trạm tham chiếu Cors hoặc Base 3/4G

-       Người dùng muốn tín hiệu giữa Base và Rover nhanh, ổn định, độ chính xác về tọa độ và độ cao tốt.

Nguyên lý và phạm vi hoạt động của bộ phát Radio:

-       Trạm Base phát tín hiệu thông qua việc liên kết với một thiết bị phát radio ngoài, thiết bị Rover nhận tín hiệu và tiến hành đo đạc.

-       Phạm vi hoạt động thông qua bộ phát Radio ngoài từ trạm phát đến trạm thu có thể lên đến 12km.

Hình 1. Bộ phát radio Trimble TDL450 kết hợp với máy GNSS Trimble.

Ưu và nhược điểm của việc kết hợp thiết bị GNSS RTK với bộ phát Radio:

- Ưu điểm:

  • Có thể hoạt động được trên tất cả khu vực có sóng 3/4G hoặc không có sóng 3/4G.
  • Sử dụng sóng Radio trực tiếp nên tín hiệu trao đổi giữa Base và rover được diễn ra liên tục, nhanh và ổn định, mang đến độ chính xác và độ tin cậy dữ liệu cao.
  • Trạm Base có thể sử dụng nguồn điện trực tiếp từ bình ắc quy và không phải sử dụng pin, giúp quá trình đo đạc không bị gián đoạn.
  • Thích hợp trong công tác đo đạc tại các vùng núi hoặc gần bờ biển.

- Nhược điểm:

  • Khoảng cách phát Radio ngắn hơn phương pháp 3/4G nên cần di chuyển trạm Base nhiều lần cho những tuyến đo với khoảng cách xa.
  • Chi phí cao vì phải sở hữu đồng thời 2 máy thu GNSS kèm radio ngoài và nhiều phụ kiện.
  • Thiết bị và phụ kiện nhiều dẫn đến việc di chuyển khó khăn, cồng kềnh.

Các loại thiết bị GNSS RTK và Radio nào có thể kết hợp với nhau?

Hiện nay, các hãng sản xuất máy GNSS RTK đều sản xuất bộ phát Radio kèm theo thiết bị và có thể sử dụng bộ phát Radio của các hãng khác. Hầu hết các nhà sản xuất bộ phát Radio đều sử dụng chung chuẩn phát và thu của hầu hết các thiết bị GNSS RTK trên thị trường, vì vậy việc kết hợp giữa bộ phát Radio với máy định vị GNSS RTK là tương đối dễ dàng và linh hoạt trong sự lựa chọn.

Hình 2. Đất Hợp chuyển giao công nghệ đo Radio ngoài đến khách hàng.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về việc kết hợp bộ phát Radio với máy định vị GNSS RTK, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi – Công Ty TNHH Đất Hợp để được đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ tận tình và chu đáo!HOTLINE LIÊN HỆ: 0903 825 125.

>>> Xem thêm: CÁCH SỬ DỤNG MÁY ĐỊNH VỊ GNSS-RTK ĐỂ DẪN MỐC TỌA ĐỘ

 

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP

Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Tel: (028).3.6208.606

Mobile: 0903 825 125

Email: cskh@dathop.com.vn

Website: https://dathop.com.vn/ - https://dathop.com/