Tin tức

Hướng dẫn sử dụng phương pháp đo qua hệ thống VNGEONET trên Máy định vị GNSS Trimble R4s

Hướng dẫn sử dụng phương pháp đo qua hệ thống VNGEONET trên Máy định vị GNSS Trimble R4s

Thiết bị định vị vệ tinh GNSS Trimble R4s đến từ đơn vị cung cấp giải pháp không gian địa lý hàng đầu thế giới – hãng Trimble. Trimble R4s có nhiều chức năng và phương pháp đo khác nhau với độ tin cậy và chính xác cao, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho các chuyên gia. Tham khảo bài viết dưới đây để sử dụng phương pháp đo qua hệ thống VNGEONET trên Trimble R4s.

Hình 1. Máy định vị vệ tinh Trimble R4s đáp ứng đầy đủ yêu cầu của những chuyên gia.

Các bộ phận của máy định vị vệ tinh GNSS RTK Trimble R4s

1: Bảng điều khiển

2: Đèn báo Bluetooth

3: Đèn báo ghi dữ liệu

4: Đèn nguồn

5: Phím bật tắt nguồn và chuyển chế độ cài đặt

6: Đèn báo vệ tinh

7: Đèn radio UHF

8: Chốt hỗ trợ nắp đậy cổng mini-USB

9: Đầu vào nguồn DC và cổng RS232

10: Khay đựng pin

11: Cổng mini-USB

12: Đai bảo vệ chống xóc

13: Vị trí đo chiều cao antenna.

 

Hướng dẫn sử dụng phương pháp đo qua VNGEONET trên Trimble R4s

  1.    Tiến hành khởi động và cài đặt kiểu đo

Sau khi gắn pin vào và đặt thiết bị lên sào đo, chúng ta tiến hành khởi động thiết bị Trimble R4s và bộ điều khiển cầm tay, thực hiện cài đặt kiểu đo theo các bước như sau:

  •          Tại mục Connect to GNSS Rover, kết nối thiết bị GNSS Rover với phần mềm Trimble Access.
  •          Tạo kiểu đo VRS: chọn Settings, bấm chọn Survey Styles.
  •          Sau đó bấm chọn New (tạo mới), đặt tên cho kiểu đo tại mục Style Name rồi bấm chọn Accept để hoàn tất.

Sau khi tạo kiểu đo, thiết lập thông số Rover Option và Rover Data Link theo hướng dẫn dưới đây:

Thiết lập thông số Rover Option:

 

Survey type: Chọn RTK

Broadcast format: chọn Multi station (RTCM).

Antenna:

  •          Type: Chọn loại ăng ten đang sử dụng, ở đây chọn R4s Internal
  •          Measured to: Phương pháp đo chiều cao ăng ten.
  •          Atenna height: Chiều cao ăng ten, có thể nhập sau.

Elavation mask: 10 – 15 độ.

PDOP mask: 6.0.

Tại mục GNSS Signal Tracking, tích chọn vào hệ thống thu vệ tinh mà thiết bị có sẵn.

Sau khi nhập xong thông số Rover options, bấm chọn Accept.

 

Thiết lập thông số Rover Data Link:

Tại mục Type: Chọn kiểu Internet connection

Mục GNSS contact: Bấm chọn ► để vào mục tạo kiểu GNSS contacts. Tại giao diện GNSS contacts, bấm chọn New.

Name: Đặt tên cho kiểu GNSS contact.

Tích chọn Yes tại mục Route Through Controller.

Tại ô Network connection: chọn Cellular.

Modem PIN: Để trống nếu không cần mã PIN.

Tích chọn vào Use NTRIP:

+ NTRIP username: Tên tài khoản đăng ký tại hệ thống VNGEONET.

+ NTRIP password: Mật khẩu đăng ký tại hệ thống VNGEONET.

Connect directly to Mountpoint: Có thể tích chọn để có thể truy cập trực tiếp vào trạm phát, yêu cầu cần biết chính xác tên hệ thống trạm phát.

IP Address: 14.238.1.125 (Địa chỉ IP hệ thống VNGEONET)

IP Port: Cổng Port IP hệ thống VNGEONET: 2101 hoặc 2102 (hệ thống VRS)hoặc 2103 (hệ thống Single Base)

Sau khi nhập xong, chọn Store để lưu lại thiết lập.

 

  1.    Bắt đầu thực hiện công tác đo đạc tại thực địa

Sau khi hoàn tất quá trình cài đặt kiểu đo, chúng ta tiến hành công tác đo đạc tại thực địa theo các bước như sau:

Đầu tiên, tạo Job đo và cài đặt hệ tọa độ cho Job đo bằng các bước sau:

  •          Để tạo Job và cài đặt các tham số hệ tọa độ tiến hành như sau: Từ Menu chính, bấm chọn Project, chọn New để tạo Project mới.
  •          Sau đó bấm chọn Jobs, bấm chọn New để tạo mới Jobs đo.

Tại mục New job, tiến hành cài đặt như sau:

  •          Job name: Đặt tên cho Job đo
  •          Template: Kiểu Job mẫu, ở đây mặc định chọn Default

Nếu người dùng đã tạo Job đo và thông số hệ tọa độ, muốn sử dụng thông số cho các Job tạo sau này, thì khi tạo mới Job đo, đặt tên Job tại mục Job Name, tại mục Template chọn Last used job.

Sử dụng thông số của Job đã tạo trước. Coord. Sys.: Bấm chọn để tiến hành cài đặt thông số hệ tọa độ sử dụng.

 

Tại mục Coord. Sys, bấm chọn Key in parameters, tại đây tiến hành cài đặt như sau:

  •          Type: Transverse Mercator
  •          False northing: 0
  •          False easting: 500000
  •          Origin lat:0
  •          Central meridian: Nhập giá trị kinh tuyến trục theo từng địa phương. Ví dụ TP. Hồ Chí Minh thì nhập 105o45’00E
  •          Scale factor: 0.9999 ( Múi 3 độ), 0.9996 ( Múi 6 độ)
  •          Semi- major axis: 6378137.000m
  •          Flattening: 298.2572235630
  •          Use shift grid: Bỏtrống
  •          Coordinates: Chọn Grid
  •          Projectheight: 0

Lưu ý tại mục Datum transformation: chọn Broadcast RTCM.

Sau khi nhập xong bấm chọn Store, chọn Accept để lưu lại

 

  1.    Hướng dẫn chương trình đo điểm chi tiết (Measure Points)

Sau khi khởi tạo quá trình kết nối đo theo từng kiểu đo thành công, giao diện màn hình đo điểm chi tiết với thông tin như sau:

Point name: Tên điểm đo chi tiết

Code: Ghi chú thông tin điểm đo

Method: Phương pháp đo điểm, mặc định là Topo point – Đo điểm đơn

Antenna height: Chiều cao ăng ten (chiều cao sào gương).

Measured to: chọn Center of bumper

Các biểu tượng bên trên có ý nghĩa như sau:

1-    Thông tin dung lượng Pin, bên trái thể hiện dung lượng Pin trên Bộ điều khiển, bên phải thể hiện dung lượng Pin trên Ăng ten.

2-    Số lượng vệ tinh mà ăng ten đang thu được.

3-    Thể hiện kiểu đo đang chạy với hình ảnh thu nhỏ thiết bị đang sử dụng và xác nhận dữ liệu trạm Base đang phát tới trạm Rover.

4-    Chế độ đo RTK đang chạy, lời giải nghiệm đo Fixed (tin cậy, đủ điều kiện lưu dữ liệu đo), H: Sai số về mặt bằng, V: Sai số về mặt cao độ, RMS: Sai số trung phương

Để tiến hành đo điểm, bấm chọn Enter hoặc Measure để đo.

Tùy vào thời gian thiết lập đo mỗi điểm – Thời gian này để người đo giữ thiết bị cố định, đảm bảo số liệu đo tin cậy. Thời gian mặc định là 5s, màn hình sẽ thông báo thời gian đếm ngược. Sau 5s, biểu tượng Enter hoặc Measure sẽ đổi thành Store, bấm chọn Store để lưu lại điểm đo.

Lưu ý: Trạng thái đo RTK: Fixed thì mới được bấm đo hoặc lưu dữ liệu.

 

4.   Hướng dẫn chương trình đo Bố trí điểm (Stakeout)

Để vào chương trình đo Bố trí điểm ra thực địa. Từ Menu bấm chọn General Survey, chọn Stakeout.

Trên giao diện màn hình Stakeout, chọn Points (Bố trí điểm), chọn Next.

Tại màn hình Stake out point, nhập thông tin như sau:

  •          Point name: Thông tin tên điểm cần bố trí, người dùng có thể Bấm chọn ►, chọn List để chọn điểm từ danh sách nếu điểm cần bố trí đã có sẵn trongJob.
  •          Chọn Key in để tiến hành nhập thủ công trực tiếp. Sau khi chọn xong, bấm chọn Stakeout để bắt đầu bố trí điểm.


Giao diện màn hình chương trình bố trí điểm như sau:

Lưu ý: Để có thể thực hiện bố trí chính xác vị trí điểm, Thiết bị phải ở Trạng tháiđo RTK: Fixed thì mới bố trí.

Mong là bài viết trên đây đã giúp bạn ứng dụng được phương pháp đo qua hệ thống VNGEONET trên Trimble R4s. Nếu có bất kỳ thắc mắc về kỹ thuật, cách sử dụng máy định vị vệ tinh GNSS Trimble R4s, hãy liên hệ đến hotline 0903 825 125 để được đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ và hướng dẫn chi tiết!

>>> Xem thêm: Dẫn mốc tọa độ bằng máy định vị vệ tinh GNSS Trimble R8s thực hiện như thế nào?

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP

Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Tel: (028).3.6208.606

Mobile: 0903 825 125

Email: cskh@dathop.com.vn

Website: https://dathop.com.vn/ - https://dathop.com/