Tin tức

Hướng dẫn các chương trình đo bổ sung trên Máy toàn đạc điện tử Trimble C3 Autofocus

Hướng dẫn các chương trình đo bổ sung trên Máy toàn đạc điện tử Trimble C3 Autofocus

Được biết đến như là một trong những “con cưng” của Trimble, máy toàn đạc điện tử Trimble C3 Autofocus được cho ra đời với nhiều chức năng nâng cấp hơn so với các dòng máy thế hệ trước. Điển hình như: dọi tâm laser, đo không gương đến 800m, tự độn điều quang …

Hình 1. Máy toàn đạc điện tử Trimble C3 Autofocus.

>>> Xem thêm: Máy toàn đạc điện tử Trimble C3 Autofocus.

Nhằm mục đích khai thác hiệu quả các chức năng của Máy toàn đạc điện tử Trimble C3 Autofocus, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn các chương trình đo bổ sung trên máy. Cụ thể như đo khoảng cách giữa 2 điểm hay đo chiều cao không với tới…

Vào một số chương trình đo bổ sung trên máy, bấm chọn phím 

Hình 2. Vào chương trình đo bổ sung.

I. Đo khoảng cách và bù giá trị trị theo đường thẳng cho trước

Để vào chương trình đo khoảng cách và bù giá trị trị theo đường thẳng cho trước, bấm chọn 1. 2Pt RefLine.

Hình 3. Đo khoảng cách và bù giá trị trị theo đường thẳng cho trước.

Tiến hành nhập thông tin điểm 1,2 nếu đã có trong bộ nhớ.

Hình 4. Nhập thông tin điểm 1, 2.

Có thể xác định điểm 1, 2 bằng cách đo trực tiếp. Bấm chọn MsrPT. Màn hình đo hiện ra. Tiến hành ngắm và bấm đo phím MSR. Để lưu lại giá trị bấm chọn REC/ENT. Đối với điểm 2 cũng làm tương tự.

Hình 5. Cách xác định điểm 1, 2.

Sau đó, tiến hành ngắm vào gương. Bấm phím MSR để đo xác định giá trị điểm cần đo bù.

- Sta: Giá trị khoảng cách tính từ điểm P1

- O/S: giá trị bù từ đường P1P2 đến điểm đo.

- dZ: Giá trị chênh cao.

Hình 6. Xác định điểm cần đo bù.

Để lưu lại giá trị, tiến hành đặt thông tin, bấm phím REC/ENT.

 

Hình 7. Đặt và lưu thông tin cho giá trị.

II. Đo khoảng cách và bù giá trị theo đường cong cho trước

Để vào chương trình đo khoảng cách và bù giá trị theo đường cong cho trước, bấm chọn 2.Arc RefLine.

 

Hình 8. Đo khoảng cách và bù giá trị theo đường cong cho trước.

Tiến hành nhập thông tin điểm đường cong và góc phương vị tiếp tuyến.

- P1: Điểm đường cong 1.

- AZ1: Góc phương vị tiếp tuyến điểm 1.

 

Hình 9. Nhập thông tin điểm.

Bấm chọn List để chọn các điểm đã lưu trong bộ nhớ. Nếu điểm chưa có, tiến hành đo để xác định bấm chọn phím MsrPT. Ngắm và bấm đo MSR.

Khi xác định điểm 1 xong, tiến hành xác định điểm 2. Có 3 phương pháp để xác định điểm 2. Đó là: P2-AZ2, Rad-AZ2 và Rad- Length.

 

Hình 10. Các phương pháp xác định điểm.

1. P2-AZ2: Điểm và góc phương vị đã biết.

 

Hình 11. Phương pháp P2-AZ2.

2. Rad-AZ2: Bán kính cung và góc phương vị tiếp tuyến.

Hình 12. Phương pháp Rad-AZ2.

3. Rad- Length: Bán kính cung và chiều dài cung.

 

Hình 13. Phương pháp Rad- Length.

Có thể lựa chọn các phương pháp xác định dựa trên những thông số đã biết.

Sau khi nhập xong thông số, kết quả tính toán điểm hiện ra.

 

Hình 14. Kết quả tính điểm.

Để lưu lại giá trị, bấm phím REC/ENT.

III. Xác định khoảng cách các điểm bất kỳ so với điểm cho trước

Để vào chương trình xác định khoảng cách các điểm bất kỳ so với điểm cho trước, bấm chọn 3.RDM (Radial).

 

Hình 15. Xác định khoảng cách các điểm bất kỳ so với điểm cho trước.

Tiến hành ngắm và bấm phím MSR đo để xác định điểm cho trước.

 

Hình 16. Xác định điểm cho trước.

Sau khi đo xong, tiến hành ngắm đo điểm thứ hai để xác định khoảng cách.

Giá trị khoảng cách được xác định sau khi đo xong điểm 2. Sẽ có 2 màn hình hiển thị các giá trị như sau:

 

Hình 17. Giá trị khoảng cách hiển thị.

Trong đó:

- rSD: Khoảng cách nghiêng giữa hai điểm

- rVD: Chênh giao giữa hai điểm

- rHD: Khoảng cách ngang giữa hai điểm

- rAZ: Giá trị góc phương vị

- rV%: Giá trị độ dốc

- rGD: Độ dốc dọc.

Để lưu lại giá trị đo, bấm chọn REC/ENT.

IV. Xác định khoảng cách giữa hai điểm liên tiếp

Để vào chương trình xác định khoảng cách giữa hai điểm liên tiếp, bấm chọn 4. RDM ( Cont).

 

Hình 18. Xác định khoảng cách giữa hai điểm liên tiếp.

Thực hiện đo tuần tự như thực hiện đo Xác định khoảng cách các điểm bất kỳ so với điểm cho trước, bấm  chọn 3.RDM (Radial).

V. Xác định chiều cao không với tới

Xác định chiều cao không với tới, bấm chọn 5. REM.

 

Hình 19. Xác định chiều cao không với tới.

Tiến hành nhập thông tin điểm ngắm.

- HT: Chiều cao gương.

- Vh: Chiều cao cần tính.

 

Hình 20. Nhập thông tin điểm ngắm.

Sau đó ngắm gương và bấm phím MSR đo để xác định giá trị.

Lúc này, mở khóa bàn độ đứng, quay ống kính đến vị trí cần đo. Máy sẽ tính toán chiều cao vị trí không với tới.

Để thay đổi chiều cao gương, bấm chọn REC/ENT.

 

Hình 21. Thay đổi chiều cao gương.

Nếu có bất kỳ thắc mắc về kỹ thuật, hãy liên hệ ngay đến Công ty TNHH Đât Hợp để được đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ và hướng dẫn.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách thiết lập trạm máy cho Máy toàn đạc điện tử Trimble C3 Autofocus.

 

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP

Địa chỉ:Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, TP. HCM

Tel: (028).3.6208.606

Mobile: 0903 825 125

Email: cskh@dathop.com.vn

Website: dathop.com.vn