Tin tức

HÀNH TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT HCM

HÀNH TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT HCM

Vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift được sử dụng xử lý nước thải tại nhà máy sản xuất thủy sản Hồ Chí Minh. Hành trình xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh được theo dõi trong 4 tháng sử dụng.

Khảo sát hiện trạng dự án:

-         Nồng độ tạp chất trong nước rất cao, ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh cũng như đến lớp nước mặt, nước ngầm.

-         Dự án xử lý nước thải đòi hỏi nguồn phí đầu tư rất lớn, do đó Ban giám đốc của nhà máy đã kiến nghị ứng dụng biện pháp khắc phục băng cách sử dụng ao sinh học sẵn có kết hợp với sản phẩm vi sinh MicrobeLift.

-         Yêu cầu đặt ra là chất lượng nguồn nước sau xử lý phải đáp ứng theo quy chuẩn Việt Nam tại cột B – TCVN 5945 – 2005.

-         Sơ đồ thiết kế tổng quan của khu vực xử lý

 Sơ đồ thiết kế tổng quan khu vực xử lý nước thải

 Hình 1: Sơ đồ tổng quan khu vực xử lý nước thải tại nhà máy sản xuất

dòng nước thải chảy vào ao sinh học

Hình 2: Nước thải từ nhà máy chảy vào trong ao sinh học, tập trung vào trong bẫy mỡ

Bẫy mỡ

 Hình 3: Bẫy mỡ dung tích 30 m3

 

Dòng thải chảy ra từ bẫy mỡ được tập trung vào trong hai hồ chứa, dung tích mỗi hồ là 1500 m3. Mỡ kết tụ trên bề mặt hồ thứ nhất, nơi quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra. Mùi hôi khó chịu thoát ra từ hồ gây ảnh hưởng đến khu vực dân cư liền kề. Đây là vấn đề được ban quản lý của công ty quan tâm sâu sắc

Mỡ kết tụ trên bề mặt hồ

Hình 4: Mỡ kết tụ trên bề mặt tại hồ thứ nhất

Nước thải đã loại mỡ tiếp tục chảy vào trong hồ thứ hai. Chỉ số nhu cầu ô-xy sinh hóa kiểm soát – BOD tại hồ này là khoảng 1.200 mg/l.

 nước tụ đọng tại hồ chứa

 Hình 5: Nước tù đọng tại hồ thứ hai (dung tích ao: 1500 m3)

 ao zíc zắc

Hình 6: Dòng thải được xử lý liên tục tại ao zíc zắc có chiều dài 1300m                                                                                                                                                                                                                      

Sau khi khảo sát hệ thống, công tác sử dụng quần thể vi sinh xử lý môi trường Microbe-Lift được đề xuất với liều lượng và lịch trình như sau:

-  Tháng thứ 1:

  • Hồ thứ 1 ( dung tích 1.500 m3 và có mỡ kết tụ trên bề mặt): Sử dụng Microbe-Lift IND và DGTT.
  • Hồ thứ 2 ( không có mỡ), chỉ sử dụng vi sinh Microbe-Lift IND

-  Tháng thứ 2: Sử dụng tương tự tháng thứ nhất nhưng liều lượng thấp hơn.

Và đây là nhật ký hành trình xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh học:

Bước 1: Lắp đặt thiết bị trước khi xử lý:

Để đảm bảo dòng nước thải chảy đều vào trong hồ thứ nhất, công tác lắp đặt đường ống nước được đề xuất như sau:

 đường ống dẫn nước thải

 

Hình 7: Đường ống nước tại hồ thứ nhất và hồ thứ hai

Nhằm tăng diện tích bề mặt, Công ty đã yêu cầu lắp đặt các lọc sinh học tại hồ thứ hai nhằm giúp cho vi khuẩn có thêm thời gian để phát triển và gieo các tế bào trần vào trong hồ này.

 hồ lọc sinh học

Hình 8: Lọc sinh học tại hồ thứ hai

 

Bước 2: Đổ vi sinh Microbe-Lift trực tiếp vào hồ:

-        Giai đoạn 1: Ngày 05/09/2007, vi sinh MicrobeLift được cho vào hai hồ:

Quy trình sử dụng MicrobeLift tại hồ thứ nhất và hồ thứ 2 như sau:

 

Hình 9: Đổ MicrobeLift vào hồ

đổ dung dịch vi sinh vào hồ

Hình 10: Đổ trực tiếp MicrobeLift vào hồ thứ nhất

 đổ vi sinh vào ống nước 

Hình 11: Đổ MicrobeLift vào ống nước

Giai đoạn 2: Liều duy trì: 12/09/2007

Trong vòng 7 ngày sử dụng MicrobeLift, độ dày của lớp mỡ bắt đầu tan dần, lượng mỡ giảm đáng kể, tảo có thể sinh sống và phát triển được.

Độ dày của lớp mỡ giảm trên mặt hồ

Hình 12: Độ dày của lớp mỡ giảm đáng kể

chất lượng nước tại hồ thứ hai được cải thiện

 Hình 13: Một tuần sau khi xử lý, chất lượng nước tại hồ thứ hai được cải thiện đáng kể, tảo có thể sinh sống

Dòng nước đầu ra từ hồ thứ hai

Hình 14: Dòng nước đầu ra từ hồ thứ hai

Lấy mẫu để kiểm soát trước khi xử lý tại hồ thứ hai

Hình 15: Lấy mẫu để kiểm soát trước khi xử lý tại hồ thứ hai

 (ngày 05/09/2007)

 

Sau hai tuần xử lý, lượng mỡ giảm khoảng 70% so với ban đầu và chất lượng nước được cải thiện đáng kể.

Một số lưu ý:

Vi sinh chỉ hoạt động và phát triển tốt trong môi trường:

- Không có mưa lớn kéo dài làm cho lượng mỡ tích tụ tại các bãi rác chảy thẳng vào trong hồ, điều này làm cho hoạt động của vi khuẩn trở nên quá tải

- Thực hiện trong giai đoạn không có thủy triều cao sẽ dẫn đến lượng lớn vi khuẩn thất thoát. 

- Cần sử dụng liều lượng vi sinh Microbe-Lift duy trì mỗi tháng để tránh ngưng hoạt động xử lý của vi sinh

 Tham khảo thêm:

- Vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift IND giảm BOD, COD đuọc sử dụng trong hồ thứ 1 ở trên

- Vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift DGTT giảm mỡ được sử dụng trong hồ thứ 1 ở trên