Tin tức

Giải pháp kỹ thuật cho hệ thống đo sâu đơn tia - Echotrac E20 và công nghệ RTK

Giải pháp kỹ thuật cho hệ thống đo sâu đơn tia - Echotrac E20 và công nghệ RTK

Giải pháp kỹ thuật cho hệ thống đo sâu đơn tia và công nghệ RTK (với máy đo sâu đơn tia Echotrac E20 và Trimble R8s) giúp tiết kiệm nhân lực khi khảo sát, kết quả thu được chính xác hơn và giảm thiểu các sai số do sự lệch pha hoặc chênh lệch mực nước tại các cửa sông, tác động của sóng và dòng chảy.

Hệ thống đo sâu đơn tia cơ bản bao gồm:

  • Thiết bị đo sâu hồi âm đơn tia Echotrac E20.
  • Thiết bị định vị vệ tinh 2 tần số GPS RTK Trimble R8s LT.
  • Phần mềm thu thập và xử lý số liệu đo sâu Hypack.

Hình 1. Hệ thống đo sâu đơn tia.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống đo sâu đơn tia

Thiết bị đo sâu đơn tia:

Sử dụng phương pháp đo thủy âm đơn tia để đo vẽ, xác định địa hình đáy sông, biển.

Đầu dò của máy đo sâu (Transducer) của thiết bị được gắn vào mạn tàu/thuyền khảo sát bằng thanh nối đầu dò, và hạ xuống phía dưới nước khi hoạt động, phát ra chùm sóng âm với tần số 200 kHz và thu nhận âm dội lại để:Xử lý tín hiệu, tính toán thời gian nhận tín hiệu để tính ra được khoảng cách từ mặt dưới đầu dò đến bề mặt phản xạ.

Hình 2. Sơ đồ nguyên lý hoạt động thiết bị đo sâu.

Máy đo sâu Echotrac E20:

Máy đo sâu Echotrac E20 hoạt động dựa trên nguyên lý trên, máy được điều khiển bởi phần mềm điều khiển SBES được cài đặt trên laptop (Yêu cầu Win 10) thông qua cáp LAN. Phần mềm có chức năng cài đặt, điều khiển, hiển thị và lưu trữ biểu đồ độ sâu.

Hình 3. Phần mềm điều khiển máy đo sâu E20.

Hình 4. Biều đồ độ sâu của Echotrac E20.

Công nghệ RTK là gì? Ứng dụng vào đo sâu mang lại hiệu quả gì?

Công nghệ RTK (Real – Time Kinematic):

Là phương pháp đo động xử lý tức thời trên nguyên tắc sử dụng một trạm cơ sở (Base) thông qua việc thu định vị vệ tinh tính toán số gia cải chính.

Số gia cải chính này sẽ được phát ra đến các máy di động (Rover) nhằm mục đích hiệu chỉnh vị trí các máy di động để đạt được độ chính xác cao.

Hình 5. Sơ đồ hoạt động của phương pháp RTK.

Ứng dụng vào đo sâu mang lại lợi ích như thế nào?

Về nguyên tắc trong công tác đo sâu, cần xác định tọa độ tại vị trí đầu dò và cao độ mực nước, cộng với chiều sâu từ đầu dò đến bề mặt đáy sẽ được phần mềm tính toán ra được cao độ đáy biển.Với các phương pháp thủ công, người khảo sát có thể đọc mia nước (đọc mực nước bằng mia) để hậu xử lý khi đo sâu.

Hình 6. Sơ đồ khảo sát đo sâu với mia nước.

Với công nghệ RTK, sai số tọa độ và độ cao ở hàng cm có thể lấy giá trị cao độ này làm giá trị nghiệm triều và phần mềm tự động sẽ tính toán ra cao độ đáy biển trực tiếp.

Hình 7. Ứng dụng RTK với công tác đo sâu (Nguồn Portcoast)

Lợi ích khi sử dụng RTK kết hợp đo sâu:

  • Tiết kiệm thời gian và nhân lực khi khảo sát.
  • Giảm thời gian thi công với công tác tạo file triều hậu xử lý.
  • Độ chính xác vị trí và cao độ tốt hơn.
  • Giảm thiểu các sai số do sự lệch pha hoặc chênh lệch mực nước tại các cửa sông, tác động của sóng và dòng chảy.

Hình 8. Trimble R8s LT và công tác đo sâu.

Hình 9. Máy đo sâu E20 và Phần mềm thủy đạc Hypack.

Để được tư vấn về hệ thống đo sâu đơn tia Echotrac E20 kết hợp với công nghệ đo RTK Trimble R8s hoặc bất kỳ giải pháp đo sâu nào khác, hãy liên hệ đến Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

>>> Xem thêm: HỆ THỐNG CÁC THIẾT BỊ KHẢO SÁT, ĐO VẼ ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO SÂU HỒI ÂM ĐƠN TIA

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP

Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Tel: (028).3.6208.606

Mobile: 0903 825 125

Email: cskh@dathop.com.vn

Website: https://dathop.com.vn/ - https://dathop.com/