Tin tức

Đối tượng của chuyển đổi số ngành xây dựng

Đối tượng của chuyển đổi số ngành xây dựng

Chuyển đổi số là xu hướng trong mọi lĩnh vực ngành nghề trên toàn thế giới. Trong đó, chuyển đổi số ngành xây dựng được nhà nước đặc biệt chú trọng phát triển. Cùng với đó, để việc chuyển đổi số ngành xây dựng đạt hiệu quả, ngành xây dựng đã lựa chọn một số đối tượng cụ thể thuộc phạm vi quản lý nhà nước để có thể ứng dụng khoa công nghệ cho chuyển đổi số. Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu về đối tượng của chuyển đổi số ngành xây dựng trong bài viết dưới đây!

Chuyển đổi số ngành xây dựng là gì?

Trong công cuộc chuyển đổi số hiện nay, ngành xây dựng được xem là một ngành then chốt và trọng điểm được chú trọng và đẩy mạnh phát triển. Trong giai đoạn từ năm 2021 - 2025, vốn đầu tư cho ngành xây dựng lên đến khoảng 40 - 50 tỷ USD (chiếm 30% - 40% vốn toàn xã hội), bao gồm cả xây dựng dân dụng, giao thông và công nghiệp.

Kèm theo đó, để ngành xây dựng phát triển được lớn mạnh thì cần phải trải qua quá trình chuyển đổi số. Chuyển đổi số ngành xây dựng chính là việc tích hợp công nghệ vào mọi quy trình làm việc trong một dự án xây dựng để có thể khai thác được sức mạnh của tất cả dữ liệu, giúp dữ liệu hoạt động được hiệu quả, năng suất và đảm bảo an toàn hơn.

Chuyển đổi số ngành xây dựng ngày càng được chú trọng phát triển.

Đối tượng của chuyển đổi số ngành xây dựng

Tại nước ta hiện nay, trong ngành xây dựng nói chung và đối với xây dựng dân dụng, công nghiệp hay xây dựng giao thông nói riêng, một số đối tượng của chuyển đổi số ngành xây dựng bao gồm:

  • Cơ sở dữ liệu về các quy chuẩn, tiêu chuẩn, đơn giá và định mức để phục vụ cho công tác quản lý của bộ xây dựng;
  • Thực hiện chính phủ điện tử Bộ Xây dựng;
  • Các hoạt động xây dựng như tư vấn thẩm tra, thẩm định; tư vấn thiết kế; thi công xây lắp hay nghiệm thu công trình;
  • Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị cũng như hạ tầng kỹ thuật đô thị;
  • Công trình nhà ở, công sở và thị trường bất động sản;

Bên cạnh đó, để ứng dụng khoa học công nghệ cho chuyển đổi số, ngành xây dựng cũng đã lựa chọn ra một số đối tượng cụ thể trong phạm vi quản lý của nhà nước, nổi bật có thể kể đến như: công nghệ GIS hỗ trợ lập kế hoạch quy hoạch, quản lý xây dựng và phát triển đô thị hay mô hình BIM phục vụ cho hoạt động đầu tư xây dựng công trình.

Công nghệ phục vụ cho chuyển đổi số ngành xây dựng

- Công nghệ GIS hỗ trợ lập kế hoạch quy hoạch, quản lý xây dựng và phát triển đô thị

Khi đề cập đến chuyển đổi số ngành xây dựng, đối tượng đầu tiên cần nhắc đến là hệ thống thông tin địa lý GIS - Geographic Information System. Tại Việt Nam, GIS đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ rất sớm. Tuy nhiên, lĩnh vực ứng dụng GIS phổ biến nhất thuộc những ngành quản lý tài nguyên và môi trường. Đối với lĩnh vực quy hoạch đô thị hay quản lý xây dựng (khảo sát đo đạc, quản lý quy hoạch, quản lý hạ tầng,...) thì GIS chỉ mới được chú trọng trong những năm gần đây.

Ngoài ra, để thúc đẩy ứng dụng GIS trong công tác quy hoạch đô thị và quản lý xây dựng, Cơ quan Chính phủ và Bộ Xây dựng cũng đã ban hành những văn bản, công văn và quyết định như:

  • Quyết định số 950/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030;
  • Công văn số 3098/BTTTT-KHCN công bố Bộ chỉ số đô thị thông minh Việt Nam giai đoạn đến năm 2025 (Phiên bản 1.0) với nhiều chỉ số gắn với nền tảng hệ thống thông tin địa lý GIS;
  • Công văn số 1247/BXD-PTĐT đề cập về việc Hướng dẫn tổ chức thiết lập Hệ thống Cơ sở dữ liệu (CSDL) đô thị liên thông trên nền GIS phục vụ phát triển đô thị thông minh…

Hiện nay, để thực hiện chủ trương thúc đẩy chuyển đổi số ngành xây dựng và phát triển đô thị thông minh, nhiều địa phương đã từng bước ứng dụng GIS vào công tác quản lý và đạt được nhiều thành quả. Điển hình như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Huế đã xây dựng thành công hệ thống GIS trong cung cấp và quản lý dữ liệu phục vụ cho lĩnh vực quy hoạch đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phát triển đô thị, bất động sản và nhà ở,...

- Mô hình BIM phục vụ cho hoạt động đầu tư xây dựng

So với thị trường chuyển đổi số trên thế giới, Việt Nam là quốc gia bắt nhịp tương đối chậm trong việc sử dụng mô hình thông tin xây dựng BIM - Building Information Modeling. Tuy nhiên, hiện nay chính phủ nước ta đang dành sự ưu tiên, quan tâm đặc biệt và luôn tạo điều kiện để thúc đẩy ứng dụng BIM. Để làm được điều này, Quyết định 258/QĐ-TTg đã được Thủ tướng chính phủ ban hành đề cấp đến lộ trình áp dụng BIM trong hoạt động xây dựng. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 1 từ năm 2023 bắt buộc áp dụng BIM đối với công trình cấp I;
  • Giai đoạn 2 từ năm 2025 bắt buộc áp dụng BIM đối với công trình cấp II.

Ngoài ra, việc ứng dụng BIM được thực hiện theo đề án trong Quyết định 2500/QĐ-TTg do Thủ tướng duyệt vào ngày 22/12/2016 đã mang lại lợi ích và hiệu quả đáng kể như:

  • Rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng trong thiết kế và thi công xây dựng, đồng thời giúp quản lý hiệu quả dự án đầu tư xây dựng.
  • Hạn chế việc sửa chữa và điều chỉnh thiết kế.
  • Tiết kiệm chi phí dự án và đảm bảo thực hiện theo đúng ngân sách dự kiến.
  • Hạn chế rủi ro trong quá trình thiết kế và thi công xây dựng công trình.
  • Trao đổi thông tin thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện dự án.

Không những vậy, việc ứng dụng BIM còn giúp cho thiết kế được phù hợp với kế hoạch quy hoạch cũng như điều kiện môi trường xung quanh; nguồn năng lượng và tài nguyên được sử dụng hiệu quả, giảm chất thải từ quá trình xây dựng, thi công góp phần phát triển môi trường sống xanh.

Tại Việt Nam hiện nay đã có một số dự án, công trình lớn ứng dụng BIM vào công tác quản lý, đầu tư xây dựng như Becamex IDC, Vingroup, Novaland,... Tuy nhiên, các loại công trình vẫn chưa được áp dụng đa dạng mà hầu hết chủ yếu là cao ốc, trung tâm thương mại và có yếu tố đầu tư nước ngoài (chiếm đến 70%).

Trên thực tế, việc ứng dụng BIM tại nước ta vẫn còn đối diện với nhiều thách thức từ mức đầu tư chi phí đến đào tạo nhân lực và điều chỉnh quy trình làm việc. Tuy nhiên, trong tương lai, xu hướng BIM sẽ ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong phát triển thành phố thông minh. Xem chi tiết: MÔ HÌNH BIM - NỀN TẢNG CƠ BẢN CHO CÔNG TÁC CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH XÂY DỰNG>>>

Chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số trong ngành xây dựng nói riêng là công tác quan trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới, trong đó bao gồm cả Việt Nam. Bài viết trên đã đề cập đến các đối tượng trong chuyển đổi số ngành xây dựng. Ngoài ra, để tìm hiểu thêm về các thiết bị, giải pháp hỗ trợ cho chuyển đổi số ngành xây dựng, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn chi tiết.

>>> Xem thêm: GIẢI PHÁP NÀO CHO CÔNG TÁC CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH XÂY DỰNG?