Tin tức

Đặc điểm của công tác thủy đạc - trắc địa biển

Đặc điểm của công tác thủy đạc - trắc địa biển

Công tác thủy đạc (hay còn gọi là trắc địa biển) sẽ chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố và có những đặc điểm nổi bật nhất định. Để thực hiện việc đo đạc biển đạt hiệu quả và chính xác, người thực hiện cần nắm được những đặc điểm nổi bật nhất định. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu về một số đặc điểm của công tác thủy đạc - trắc địa biển.

Chịu tính biến động của môi trường biển

Công tác đo đạc trên biển thường được thực hiện trên tàu hoặc trên các thiết bị nổi. Thế nhưng, ngay cả khi được neo thì tàu cũng như các thiết bị nổi đó vẫn bị dịch chuyển tuần hoàn theo một đường cong nào đó. Tùy vào kích thước và cấu tạo của tàu, vào độ sâu và sóng biển, vào phương và độ lớn lực tác dụng của gió cũng như các dòng biển mà chúng có thể dao động từ vài mét đến vài chục mét và hơn thế nữa.

Trong môi trường và điều kiện làm việc như vậy các thông số đo đạc về mặt hình học cũng thay đổi liên tục, vì vậy độ chính xác kết quả đo cũng không cao cho dù chúng ta tiến hành đo đạc nhiều lần. Cũng vì lý do này mà chúng ta không được thực hiện các phép đo bằng các thiết bị đo góc chính xác cao đặt trên tàu. Tóm lại không thể xây dựng các cơ sở thủy đạc bằng phương pháp đo đạc truyền thống. Xem thêm: ĐO SÂU - NỀN TẢNG CHO SỰ BỀN VỮNG CỦA BIỂN>>>

Công tác thủy đạc được thực hiện trên tàu hoặc những phương tiện nổi.

Không thể bố trí mốc trắc địa trên mặt biển hay đại dương

Do không thể bố trí các mốc trắc địa trên mặt biển và đại dương nên cần phải tiến hành do nối các điểm khống chế trên biển vào mạng lưới khống chế trắc địa trên đất liền. Phương pháp đo chủ yếu thường dùng là đo khoảng cách và các hàm của nó (hiệu khoảng cách, tổng khoảng cách…)

Phụ thuộc vào đối tượng công tác ở gần hay xa bờ mà khoảng cách đo có thể dao động từ vài mét đến vài ngàn kilomet. Các khoảng cách này thường được đo bằng các thiết bị điện tử (do môi trường biển ảnh hưởng đến đường truyền của sóng điện từ mà đặc điểm cấu tạo của chúng không cho phép đặt độ chính xác cao như các thiết bị điện tử dùng trên đất liền).

Ngoài ra do ảnh hưởng của môi trường biển làm giảm thiểu độ chính xác của kết quả đo và việc xác định các sai số này là rất khó khăn. Vì vậy khi đo khoảng cách (từ mốc trên bờ và tàu) có độ dài 30÷40km thì sai số tương đối đo dài cỡ 1/10000÷1/5000 là hoàn toàn có thể chấp nhận được.

Việc xây dựng và áp dụng các hệ thống dẫn đường vệ tinh (GPS, GLONASS, Galileo, Transit, Tsicada,...) vào công tác trắc địa trên biển đã giải quyết được bài toán nâng cao độ chính xác các tọa độ của các đối tượng trên biển, tuy nhiên không thể loại trừ hoàn toàn các mốc trắc địa đặt trên bờ với mục đích là các mốc cơ sở phục vụ cho việc đo vẽ biển và nghiên cứu đại dương.

Độ chính xác của kết quả đo sẽ có sai lệch

Việc xác định chính xác các tính chất vật lý của môi trường biển là hết sức cần thiết. Như chúng ta đã biết, trong mọi dải tần của sóng điện từ thì chỉ có những sóng ánh sáng có bước sóng λ≈0.5µm (phần phổ tím - xanh) là có thể lan truyền trong môi trường nước với khoảng cách tối đa là 60 mét. Vì vậy việc sử dụng sóng điện từ vào công tác đo sâu bị hạn chế rất nhiều. Ngoài ra những sóng radio có bước sóng λ> 10km (tần số rất thấp) cũng có thể lan truyền được trong môi trường nước nhưng không quá 30 mét. Vì vậy việc sử dụng sóng điện từ vào công tác đo sâu bị hạn chế rất nhiều.

Trong thực tế sóng âm có thể lan truyền trong môi trường nước với mọi khoảng cách. Do vậy mà tuyệt đại bộ phận các thiết bị thủy đạc dùng trong môi trường nước đều hoạt động trên cơ sở sử dụng sóng âm và các nguyên tắc thủy âm. Sự lan truyền của sóng âm trong môi trường nước cũng giống như sự lan truyền sóng điện từ trong khí quyển. Tuy nhiên tốc độ lan truyền và dạng quỹ đạo của sóng âm bị ảnh hưởng rất nhiều bởi môi trường nước (nhiệt độ, độ mặn, áp suất, độ sâu cột nước…) và điều này là nguyên nhân chủ yếu làm giảm độ chính xác kết quả đo.

Việc tính toán những sai lệch này hầu như không thể được. Ngoài những điểm chủ yếu kể trên còn hàng loạt những yếu tố khác không cho phép đạt được độ chính xác cao khi xác định tọa độ các loại lượng trên biển cũng như trong lòng đại dương. Những đặc điểm này cần tính đến khi thiết kế mạng lưới trắc địa đo vẽ biển và khi nghiên cứu các dạng công tác trắc địa biển.

Trên đây là những đặc điểm cần biết khi thực hiện công tác thủy đạc (hay trắc địa biển, đo đạc biển). Để tìm hiểu thêm về các thông tin liên quan đến thủy đạc, cũng như các thiết bị chất lượng, công nghệ cao sử dụng trong thủy đạc, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125!

>>> Xem thêm: XU HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐO SÂU ĐA TIA TRONG ĐO ĐẠC ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN