Tin tức

Công nghệ GNSS được ứng dụng trong trắc địa như thế nào?

Công nghệ GNSS được ứng dụng trong trắc địa như thế nào?

GNSS được hiểu là hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng nói chung và trong lĩnh vực trắc địa nói riêng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ứng dụng và tầm quan trọng của công nghệ GNSS trong lĩnh vực Trắc địa.

1. Công nghệ GNSS được ứng dụng trong xây dựng mạng lưới trắc địa

Sự xuất hiện của công nghệ GNSS là một thành tựu lớn trên thế giới, mang tính toàn cầu, được sử dụng rộng rãi trong công tác xây dựng mạng lưới trắc địa. Bằng việc áp dụng công nghệ này từ rất sớm, Việt Nam đã đánh dấu những bước tiến của khoa học trắc địa, như:

  • Công nghệ GNSS được áp dụng vào để thi công mạng lưới Hạng II (Minh Hải, Tây Nguyên…). Nối tiếp thành công đó, GNSS được ứng dụng để xây dựng mạng lưới trắc địa biển.
  • Tổng cục Địa chính quyết định xây dựng mạng lưới GPS cấp “0”, nhằm kiểm soát chất lượng của các lưới tọa độ Hạng I, Hạng II đã xây dựng, làm cơ sở hoàn thiện, nâng cấp mức độ chính xác của mạng lưới thiên văn - trắc địa Việt Nam với các lưới quốc tế.
  • Cùng với những bước tiến vượt trội, công nghệ GNSS (hay GPS) đã trở nên phổ biến và dần thay thế những công nghệ đo đạc truyền thống trong việc xây dựng mạng lưới trắc địa và được ứng dụng triển khai xây dựng lưới địa chính cơ sở (tương đương lưới Hạng III quốc gia). Ngoài ra, công nghệ GNSS trong xây dựng các mạng lưới trắc địa còn hỗ trợ cho công tác xây dựng các công trình khác.

Trong năm 2009, theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BTNMT về xây dựng lưới tọa độ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, công nghệ GNSS được xem là công nghệ chủ yếu trong xây dựng lưới tọa độ quốc gia (lưới tọa độ cấp 0, lưới tọa độ hạng I, lưới tọa độ hạng II và lưới tọa độ hạng III).

Hình 1. Biểu đồ cho thấy ứng dụng của công nghệ GNSS trong đo đạc trắc địa.

2. Công nghệ GNSS được ứng dụng trong công tác trắc địa công trình

Trong công tác trắc địa công trình, công nghệ GNSS phục vụ cho hai lĩnh vực chính:

- Đo các mạng lưới quan trắc ở công trình

Đây là một công tác vô cùng quan trọng trong mọi công trình xây dựng sau thi công và đưa vào sử dụng. Đối với quan trắc sự dịch chuyển và biến dạng công trình, công nghệ GNSS được áp dụng nhằm:

  • Ghi lại tín hiệu (tần suất cỡ 0.5s - 1s hoặc thấp hơn), ứng dụng trong quan trắc dao động của cầu dây văng, nhà cao tầng do tác động từ ngoại lực, áp lực từ gió.
  • Quan trắc chuyển vị ngang của công trình, đặc biệt là các công trình lớn, công trình công nghiệp, nhà cao tầng, trong quá trình xây dựng hoặc sử dụng có thể xảy ra trường hợp biến dạng, chuyển vị, lún lệch hoặc nghiêng.

Hình 2. Công nghệ GNSS hỗ trợ công tác trắc đạc.

- Đo mạng lưới cơ sở trắc địa công trình và lưới thi công công trình

Công tác trắc địa là một hạng mục công việc rất quan trọng trong quá trình xây dựng những công trình có quy mô lớn, cần có mạng lưới cơ sở trắc địa như: công trình cầu đường, giao thông; công trình công nghiệp; công trình sân bay, cảng biển…

Theo quy định chung trong công tác trắc địa trong xây dựng công trình, các mạng lưới cơ sở phải được đo nối với Hệ tọa độ Nhà nước, đồng thời độ cao các điểm lưới đám ứng được yêu cầu về vị trí trong hệ thống độ cao Nhà nước. Tùy vào tính chất, đặc điểm riêng của từng loại hình công trình, độ chính xác của mạng lưới cơ sở trắc địa sẽ khác nhau.

Công tác xây dựng mạng lưới trắc địa công trình đã được ứng dụng công nghệ GNSS. Căn cứ vào lưới này, các mạng lưới thi công sẽ được xây dựng dưới dạng lưới đường chuyền đo góc cạnh cho từng hạng mục công trình riêng biệt, nhằm phục vụ cho việc đo đạc bố trí và lắp đặt thiết bị, cắm tim cọc…

Ngoài ra, trong các công trình nhỏ hơn và riêng biệt, để tiết kiệm thời gian và chi phí, thay vì xây dựng lưới cơ sở trắc địa công trình, người ta có thể tiến hành lập lưới thi công, đo nối với Hệ tọa độ Nhà nước.

3. Công nghệ GNSS ứng dụng  trong công tác đo cao

Với những khu vực địa hình hiểm trở như vùng núi cao, eo biển, đầm lầy,...sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện đo cao hình học. Công nghệ GNSS sẽ giải quyết được khó khăn này, hỗ trợ công tác đo cao.

Để ứng dụng GNSS vào thực hiện đo cao, cần dẫn độ cao theo thủy chuẩn hình học tính từ mốc độ cao nhà nước đến các mốc trong lưới GNSS, hoặc bố trí các điểm trên GNSS trùng vào mốc thủy chuẩn nhà nước. Tuy nhiên, độ tin cậy của phương pháp này chưa đạt được 100% đối với tất cả các khu vực, loại địa hình, vì thế chưa được công nhận và thay thế cho đo cao hình học hạng IV.

Việc ứng dụng công nghệ GNSS vào xây dựng mạng lưới trắc địa, trắc địa công trình hay trắc địa bản đồ là một điều quan trọng, phổ biến đang được đẩy mạnh phát triển tại Việt Nam. Liên hệ HOTLINE 0903 825 125 để nhận được thông tin, tư vấn về thiết bị định vị GNSS phù hợp với nhu cầu của bạn nhất.

>>> Xem thêm: 2 NGUYÊN LÝ CỦA ĐỊNH VỊ VỆ TINH. ĐỊNH VỊ VỆ TINH ĐƯỢC ỨNG DỤNG NHƯ THẾ NÀO?

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP

Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Tel: (028).3.6208.606

Mobile: 0903 825 125

Email: cskh@dathop.com.vn

Website: https://dathop.com.vn/ - https://dathop.com/