Tin tức

Có bao nhiêu hệ thống định vị vệ tinh trên trái đất được biết đến?

Có bao nhiêu hệ thống định vị vệ tinh trên trái đất được biết đến?

Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu là tên gọi chung cho các hệ thống định vị trên thế giới; nó được biết đến với tên tiếng Anh là Global Navigation Satellite System thường được viết tắt là GNSS. Hệ thống định vị toàn cầu được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: quân sự, đo đạc (trắc địa, thủy đạc) , giao thông (đường bộ, đường thủy, hàng không), cá nhân (điện thoại di động, máy tính bảng, laptop,…) và những lĩnh vực khác.

 

Ngày nay, người ta có xu hướng sử dụng từ “GPS” như một từ ngữ giản lược để nhắc đến các thiết bị/ ứng dụng định vị vệ tinh. Mọi người thường rút gọn “máy GPS” thay vì gọi tên chính thức của thiết bị là “ Máy định vị vệ tinh”. Lý do chính là sự phổ biến và phạm vi ứng dụng của GPS vào hầu hết các thiết bị thông dụng như điện thoại, ô tô, xe máy, tàu thủy… làm nhiều người lầm tưởng hệ thống GPS là hệ thống định vị vệ tinh duy nhất; nhưng thực tế thì hệ thống GPS chỉ là một trong số các hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu.

Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu là tên gọi chung cho các hệ thống định vị trên thế giới; nó được biết đến với tên tiếng Anh là Global Navigation Satellite System thường được viết tắt là GNSS. Hệ thống định vị toàn cầu được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: quân sự, đo đạc (trắc địa, thủy đạc) , giao thông (đường bộ, đường thủy, hàng không), cá nhân (điện thoại di động, máy tính bảng, laptop,…) và những lĩnh vực khác.

Hiện nay các hệ thống định vị trên thế giới gồm có : GPS (Mỹ), GLONASS (Nga), GALILEO (Châu Âu), IRNSS (Ấn Độ),  BEIDOU của (Trung Quốc), QZSS (Nhật Bản).

1. GPS (Mỹ):

GPS là hệ thống định vị toàn cầu do Mỹ phát triển và vận hành. GPS là tên viết tắt của cụm từ “Global Positioning System”. Nó là một hệ thống bao gồm nhiều vệ tinh bay trên quỹ đạo phía trên trái đất ở độ cao 20.200 km. Từ lúc GPSra đời cho đến nay đã có nhiều vệ tinh được phóng lên nhưng không phải vệ tinh nào cũng thành công và còn hoạt động. Để đảm bảo sự hoạt động của các thiết bị định vị trên toàn cầu, Mỹ cam kết duy trì sự sẵn có của ít nhất 24 vệ tinh GPS hoạt động khoảng 95% thời gian. Năm 2011 Mỹ cam kết duy trì sự sẵn có thêm 3 vệ tinh nữa và hiện nay tổng cộng có ít nhất là 27 vệ tinh đang hoạt động liên tục.

Sự ra đời của GPS ban đầu nhằm mục đích phục vụ cho quân sự, sau này được mở rộng để sử dụng cho thiết bị dân sự. Ngày nay, khó hình dung rằng có một máy bay, một con tàu hay phương tiện trên bộ nào lại không lắp đặt thiết bị nhận tín hiệu từ vệ tinh. Điều này khiến GPS ngày càng trở nên phổ biến.

 

2. GLONASS ( Nga)

Đây là từ viết tắt của cụm từ tiếng Nga "Globalnaya Navigatsionnaya Sputnikovaya Sistema" (tạm dịch là hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu). GLONASSlà hệ thống định vị vệ tinh do Lực lượng Phòng vệ Không gian của Nga điều hành. Tương tự như GPS, GLONASS được Bộ quốc phòng của Nga dùng làm hệ thống dẫn đường trong các môi trường đòi hỏi tốc độ cao như máy bay phản lực và tên lửa, sau này nó được mở rộng sang các thiết bị dân sự.

GLONASS bao gồm 24 vệ tinh hoạt động ở độ cao 20.000 km (12.000 dặm) trên quỹ đạo tròn vừa. Khi mới ra đời GLONASS sử dụng phương pháp truy cập đa tần FDMA (Frequency Division Multiple Access Method) để liên lạc với các vệ tinh (25 kênh cho 24 vệ tinh). Đây là giao thức phổ biến trong liên lạc vệ tinh nhưng có hạn chế là dễ bị nhiễu và gián đoạn. Bắt đầu từ năm 2008, GLONASS đã sử dụng CDMA (Code Division Multiple Access Technique) để mang đến khả năng tương thích với các vệ tinh GPS. Chính vì sự tương thích này mà hiện nay hầu như các thiết bị định vị đều có tích hợp GLONASS kèm với GPS để tận dụng hết khả năng định vị của 2 hệ thống.

3. GALILEO (Châu Âu):

GALILEO là hệ thống định vị do Liên minh Châu Âu phát triển. Được lấy theo tên của nhà thiên văn học, vật lý học, triết học người Ý Galileo. Hệ thống này được điều hành và quản lý bởi các tổ chức dân dụng, phi quân sự… Hệ thống định vị này dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2019.

4. BEIDOU - QZSS – IRNSS ( Châu Á)

Để tránh lệ thuộc vào hệ thống định vị của nước khác, một số các quốc gia phát triển cũng tự xây dựng hệ thống định vị vệ tinh cho riêng mình chẳng hạn như:

Beidou  (Bắc Đẩu) – là hệ thống định vị riêng của CHDNND Trung Hoa phát triển, phủ khắp ở châu Á và tây Thái Bình Dương

IRNSS – Hệ thống định vị tại khu vực của Ấn Độ, hoạt động bắt đầu từ năm 2013, có độ phủ ở Ấn Độ và bắc Ấn Độ Dương.

QZSS – Hệ thống định vị khu vực của Nhật Bản, phủ khắp châu Á và châu Đại Dương.

Tuy nhiên hiện nay thì chỉ có 2 hệ thống định vị toàn cầu đang chính thức hoạt động phổ biến là GPS và GLONASS. Các hệ thống còn lại đang trong quá trình hoàn thiện hoặc chỉ phục vụ một khu vực nào đó mà thôi.

 

 

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP

Mobile: 0903 825 125

Email: cskh@dathop.com.vn

Website: www.dathop.com.vn hoặc www.thietbithuydac.com 

Từ khóa liên quan: DGPS, GPS