Tin tức

"Quan trắc công trình" được Nhà nước Việt Nam quy định như thế nào?

"Quan trắc công trình" được Nhà nước Việt Nam quy định như thế nào?

Căn cứ theo Khoản 7, Điều 2, Nghị định 06/2021/NĐ-CP về QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG, Quan trắc công trình được định nghĩa là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về hình học, biến dạng, chuyển dịch và các thông số kỹ thuật khác của công trình và môi trường xung quanh theo thời gian.

Nghị định 06/2021/NĐ-CP nêu rõ các điều khoản về Quan trắc công trình là:

- Khoản 10, Điều 13, Nghị định 06/2021/NĐ-CP: Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng

Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế. Thực hiện thí nghiệm, kiểm tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu.

- Khoản 1, Điều 19, Nghị định 06/2021/NĐ-CP: Giám sát thi công xây dựng công trình

Công trình xây dựng phải được giám sát trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 120 Luật số 50/2014/QH13. Nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình có bao gồm “Giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình”.

- Khoản 1, Điều 31, Nghị định 06/2021/NĐ-CP: Quy trình bảo trì công trình xây dựng

Quy định thời điểm, phương pháp, chu kỳ quan trắc đối với công trình có yêu cầu thực hiện quan trắc.

- Khoản 6, Điều 33, Nghị định 06/2021/NĐ-CP: Thực hiện bảo trì công trình xây dựng

Quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì phải được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Các công trình quan trọng quốc gia, công trình khi xảy ra sự cố có thể dẫn tới thảm họa.
  • Công trình có dấu hiệu lún, nghiêng, nứt và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình.
  • Theo yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng.

>>> Xem thêm: MÁY THUỶ BÌNH QUAN TRẮC LÚN NHƯ THẾ NÀO?

Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quy định về danh mục các công trình bắt buộc phải quan trắc trong quá trình khai thác sử dụng.

Danh mục các công trình bắt buộc phải quan trắc theo Thông tư số 26/2016/TT-BXD: QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Mã số

Loại công trình

Cấp công trình (1)

1

Nhà ở

Nhà chung cư, ký túc xá.

Cấp I trở lên

2

Công trình giáo dục

 

Cấp I trở lên

3

Công trình y tế

 

Cấp I trở lên

4

Công trình thể thao

Sân vận động, nhà thi đấu.

Cấp I trở lên

5

Công trình văn hóa

Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường; bảo tàng, thư viện, triển lãm; công trình vui chơi, giải trí và các công trình văn hóa tập trung đông người khác.

Cấp I trở lên

6

Công trình thương mại, dịch vụ và trụ sở làm việc của các tổ chức xã hội, sự nghiệp và doanh nghiệp

Công trình đa năng, khách sạn; trụ sở làm việc của các tổ chức xã hội, sự nghiệp và doanh nghiệp.

Cấp I trở lên

Trung tâm thương mại, siêu thị.

Cấp I trở lên

7

Cáp treo vận chuyển người

 

Mọi cấp

8

Nhà ga

Nhà ga hàng không.

Mọi cấp

Nhà ga đường thủy, nhà ga đường sắt, bến xe ô tô.

Cấp I trở lên

9

Công trình sản xuất vật liệu xây dựng

Silo, bồn chứa.

Cấp II trở lên

Ống khói, nhà máy, tháp trao đổi nhiệt.

Cấp I trở lên

10

Công trình công nghiệp nhẹ

Kết cấu dạng nhà, kết cấu nhịp lớn dạng khung

Cấp I trở lên

11

Cấp nước

Đài nước.

Cấp II trở lên

12

Công trình thông tin, truyền thông

Tháp thu, phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình, cột BTS.

Cấp II trở lên

13

Bãi đỗ xe ô tô, xe máy

Bãi đỗ xe ngầm.

Cấp II trở lên

Bãi đỗ xe nổi.

Cấp II trở lên

14

Công trình giao thông trong đô thị

Cầu đường bộ.

Cấp I trở lên

Hầm đường bộ.

Cấp I trở lên

Căn cứ theo Phụ lục VI, Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ Xây dựng.

Ghi chú:

(1) Cấp công trình xác định theo loại và quy mô kết cấu quy định tại Phụ lục 2 Thông tư 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Cùng với đó, tại Điều 16 của thông tư này cũng quy định rõ về Quan trắc công trình, bộ phận công trình trong quá trình khai thác, sử dụng, như sau:

Trong quá trình khai thác, sử dụng, các công trình nêu trên và các công trình có dấu hiệu lún, nứt, nghiêng và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình bắt buộc phải được quan trắc. Các bộ phận công trình cần được quan trắc là hệ kết cấu chịu lực chính của công trình mà khi bị hư hỏng có thể dẫn đến sập đổ công trình (ví dụ: dàn mái không gian, hệ khung chịu lực chính của công trình, khán đài sân vận động, ống khói, silo,...).

Nội dung quan trắc đối với các công trình được liệt kê ở trên được quy định trong quy trình bảo trì bao gồm: Các vị trí quan trắc, thông số quan trắc và giá trị giới hạn của các thông số này (ví dụ: biến dạng nghiêng, lún, nứt, võng,...), thời gian quan trắc, số lượng chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác.

Yêu cầu chung đối với công tác quan trắc công trình trong quá trình khai thác, sử dụng là:

  • Nhà thầu quan trắc lập phương án quan trắc phù hợp với các nội dung ở trên, trong đó quy định về phương pháp đo, thiết bị đo, sơ đồ bố trí và cấu tạo các mốc quan trắc, tổ chức thực hiện, phương pháp xử lý số liệu đo và các nội dung cần thiết khác trình người có trách nhiệm bảo trì công trình phê duyệt.
  • Nhà thầu quan trắc phải thực hiện quan trắc theo phương án quan trắc được phê duyệt và báo cáo người có trách nhiệm bảo trì về kết quả quan trắc, các số liệu quan trắc phải được so sánh, đánh giá với giá trị giới hạn do nhà thầu thiết kế xây dựng công trình quy định hoặc quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng có liên quan.

Trường hợp số liệu quan trắc vượt giá trị giới hạn cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường khác thì người có trách nhiệm bảo trì phải tổ chức đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng và có biện pháp xử lý kịp thời.

>>> Xem toàn bộ Thông tư 26/2016/TT-BXD

- Điều 34, Nghị định 06/2021/NĐ-CP: Quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình xây dựng

Việc kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất được chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện bằng trực quan, bằng các số liệu quan trắc thường xuyên (nếu có) hoặc bằng các thiết bị kiểm tra chuyên dụng khi cần thiết.

Trường hợp công trình có yêu cầu về quan trắc hoặc phải kiểm định chất lượng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực để thực hiện. Trường hợp cần thiết chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có thể thuê tổ chức độc lập để đánh giá báo cáo kết quả kiểm định, báo cáo kết quả quan trắc.

Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng cần bổ sung “Kết quả quan trắc, kết quả kiểm định chất lượng công trình” nếu công trình có thực hiện quan trắc.

Thông quan hoạt động quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích có thể kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng, giúp việc đưa ra các quyết định bảo trì, điều chỉnh, cải tiến… kịp thời. Vì thế, quan trắc công trình là yếu tố dự kiến sẽ được Nhà nước thắt chặt hơn và nhận được nhiều sự quan tâm từ chủ đầu tư trong tương lai.

Liên hệ ngay HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn về các giải pháp quan trắc công trình hiệu quả nhất!

>>> Xem thêm: TÌM HIỂU VỀ GIẢI PHÁP QUAN TRẮC ĐỊA KỸ THUẬT IOT CỦA TRIMBLE

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP

Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Tel: (028).3.6208.606

Mobile: 0903 825 125

Email: cskh@dathop.com.vn

Website: https://dathop.com.vn/ - https://dathop.com/