Tin tức

“Scan to B.I.M” và xu hướng của nó trong tương lai

“Scan to B.I.M” và xu hướng của nó trong tương lai

“Scan to B.I.M” là một cụm từ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng những năm gần đây. Nếu bạn đang làm việc trong ngành công nghiệp xây dựng, chắc hẳn bạn đã ít nhất một lần được tiếp cận với khái niệm “Scan to B.I.M” hoặc nhìn thấy đồng nghiệp sử dụng các loại máy quét 3D laser tại công trình. Thực tế “Scan to B.I.M” là gì? Xu hướng của “Scan to B.I.M” trong tương lai như thế nào?

“Scan to B.I.M” là gì?

“Scan to BIM” là quá trình quét 3D một không gian hoặc một địa điểm thực tế để tạo ra một mô hình kỹ thuật số của nó. Mô hình này sau đó có thể được sử dụng để thiết kế, đánh giá tiến độ hoặc đánh giá dự án.

Ba bước quan trọng của quá trình quét bao gồm:

  • Thu thập dữ liệu bằng máy quét laser 3D.
  • Đưa dữ liệu này trở lại văn phòng thiết kế.
  • Sử dụng nó trong quy trình BIM.

Quét laser 3D cho phép nhà thầu thu thập các điều kiện hiện thực tế của dự án một cách nhanh chóng, giúp cung cấp dữ liệu chính xác và có giá trị trong suốt các giai đoạn thiết kế và xây dựng khác nhau. Sau đó, nó được sử dụng để xác minh các mô hình đã xây dựng, theo dõi tiến độ của một dự án, tạo mô hình cho các cấu trúc hiện có hoặc để bổ sung dữ liệu thiết kế còn thiếu.

Nhiều dự án yêu cầu nhà thầu cung cấp mô hình đám mây điểm Point Cloud. Đây được xem là kết quả cuối cùng của dự án trước khi điều phối tất cả tài liệu về vị trí của dự án đến chủ sở hữu.

Hình 1. Mô hình đám mây điểm Point Cloud hạng mục sân phân phối 500kV.

“Scan to B.I.M” cho phép người sử dụng xây dựng một mô hình kỹ thuật số 3 chiều của công trình với độ chính xác cao trong một khoảng thời gian ngắn.

Một số ưu điểm của “Scan to B.I.M”:

  • Loại bỏ một số vấn đề nhân tạo phát sinh ở các quy trình cũ.
  • Dữ liệu được thu thập trong một quãng thời gian ngắn hơn.
  • Thông tin được chia sẻ nhanh chóng.
  • Không gian dùng chung được giới hạn bằng 1 trang web.

Xu hướng của “Scan to B.I.M” trong tương lai như thế nào?

Để nói về xu hướng của “Scan to B.I.M” trong tương lai, không thể không nói đến “Smart City - Thành phố Thông minh”. Đây có lẽ là khái niệm gần gũi và dễ hiểu nhất để tiếp cận xu thế B.I.M ở hiện tại và trong thời gian sắp tới.

Smart City là một khuôn khổ chủ yếu bao gồm Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT), để phát triển, triển khai và thúc đẩy các thực tiễn phát triển bền vững nhằm giải quyết các thách thức đô thị hóa ngày càng tăng.

Phần quan trọng của Smart City là một mạng lưới thông minh, bao gồm các đối tượng và máy móc được liên kết với nhau, truyền tải bằng dữ liệu không dây và dữ liệu đám mây. Các ứng dụng của Smart City nhận, phân tích và quản lý dữ liệu trong thời gian thực để giúp thành phố, doanh nghiệp, người dân đưa ra giải pháp cải thiện chất lượng cuộc sống.

Người dân tham gia vào hệ sinh thái của Smart City theo nhiều cách khác nhau, như sử dụng Smartphone, các thiết bị di động hay ô tô, nhà cửa đã được kết nối. Ghép nối các thiết bị và dữ liệu với cơ sở hạ tầng và các dịch vụ thực tế của thành phố giúp cắt giảm chi phí và nâng cao tính bền vững của xã hội. Xã hội có thể cải thiện sự phân phối năng lượng, hợp lí hóa việc thu gom rác, giảm tắc nghẽn giao thông và cải thiện chất lượng không khí với sự hỗ trợ của các ứng dụng Smart City.

Với hiện trạng đô thị hóa ngày càng tăng trên thế giới, đồng nghĩa với việc cần có nhiều không gian cho đô thị hơn. Do đó, B.I.M là cách tốt nhất hiện nay để xây dựng một kế hoạch hiệu quả và phù hợp cho vấn đề nói trên, đặc biệt là ở các thành phố đang trong giai đoạn tăng trưởng.

Điều quan trọng hơn hết là đúng thời điểm và đúng ngân sách. Với tính ứng dụng cao của “B.I.M” và “ Scan to B.I.M”, điều này là hoàn toàn khả thi và đảm bảo tiến độ của tất cả dự án từ kế hoạch đến lúc vận hành Smart City trong mảng đô thị.

Những minh chứng thể hiện rõ ràng rằng “Scan to B.I.M” đang chiếm ưu thế trong việc phát triển Smart City phải kể đến như:

  • Số hóa một công trình thực tế sẽ giúp việc quản lý, cập nhật và điều chỉnh được thực hiện nhanh chóng và chính xác trong suốt vòng đời của công trình, đồng thời có thể dễ dàng khai thác không gian của công trình mà không cần tiếp cận thực địa.
  • Công tác quản lý trở nên trực quan và hiệu quả vì có thể quản lý, điều chỉnh trong suốt quá trình, ghi lại thông tin và gửi thông báo cần thiết, có ích cho việc duy trì công tác và đảm bảo an toàn, tránh rủi ro.
  • Giảm thiểu thời gian, chi phí cho các hoạt động sửa chữa, tìm kiếm và nhanh chóng đưa đối tượng trở lại vận hành; v.v..

Hình 2. Máy toàn đạc 3D Laser Scanning Trimble SX12 hỗ trợ phân khúc quét dữ liệu thực tế.

Hiện nay, Công ty TNHH Đất Hợp đang phân phối độc quyền tại miền Nam các sản phẩm hỗ trợ “Scan to B.I.M”. Đặc biệt nhất phải nói đến 2 dòng máy 3D Laser Scan là Trimble X7Trimble SX12; phần mềm Trimble RealworksTrimble EgdeWise. Vui lòng liên hệ HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn chi tiết và hiệu quả nhất.

>>> Xem thêm: Chọn máy quét 3D laser trong xây dựng như thế nào?

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP

Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Tel: (028).3.6208.606

Mobile: 0903 825 125

Email: cskh@dathop.com.vn

Website: https://dathop.com.vn/ - https://dathop.com/