Tin tức

XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

Nước thải dệt nhuộm là loại nước thải công nghiệp với nhiều thành phần đa dạng và phức tạp. Đây là loại nước thải chứa nhiều độc tính, gây ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh cũng như có thể gây bệnh ung thư cho người và động vật. Vì vậy, xử lý nước thải dệt nhuộm trước khi ra ngoài môi trường là công tác cấp thiết và cần phải kiểm soát chặt chẽ.

Đặc điểm của nước thải dệt nhuộm:

- Thành phần nước thải đa dạng, bao gồm các chất ô nhiễm dạng hữu cơ : thuốc nhuộm, tinh bột, tạp chất; dạng vô cơ: muối trung tính, chất trợ nhuộm, …

Nước thải dệt nhuộm nếu không xử lý trước khi xả thải ra ngoài môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng:

–  Độ kiềm cao làm tăng độ pH của nước. Nếu pH>9 sẽ gây độc hại với các loại thủy sinh, gây ăn mòn các công trình thoát nước và hệ thông xử lý nước thải.

–   Muối trung tính làm tăng hàm lượng tổng chất rắn TS. Lượng thải lớn gây tác hại đối với các loại thủy sinh do làm tăng áp suất thẩm thấu.

–    Hồ tinh bột biến tính làm tăng BOD, COD của nguồn nước, gây tác hại đối với đồi sống thủy sinh do làm giảm ô xy hòa tan trong nước.

–    Độ màu cao do lượng thuốc nhuộm dư đi vào nước thải gây màu cho dòng tiếp nhận, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của các loài thủy sinh, xấu cảnh quan.

–    Các chất độc như sunfit, kim loại nặng, hợp chất halogen hữu cơ (AOX) có khả năng tích tụ trong cơ thể sinh vật gây ra một số bệnh mãn tính hay ung thư đối với người và động vật.

Phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm:

Vi sinh vật có thể xử lý hoàn toàn những hợp chất hữu cơ trong nước thải dệt nhuộm nhưng để tạo môi trường tốt thì phải loại bỏ các thành phần gây độc cho vi sinh vật và ổn định pH bằng các biện pháp xử lý Hóa Lý ở giai đoạn tiền xử lý nước thải.

Sau khi xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và vật lý thì xử lý nước thải dệt nhuộm bằng vi sinh sẽ đạt hiệu quả tối ưu, duy trì lâu dài và tổng chi phí thấp nhất.

Tùy tình trạng và nồng độ thành phần chất thải trong nước thải sẽ có tiến trình xử lý khác nhau. Tuy nhiên, trong giai đoạn xử lý nước thải dệt nhuộm bằng vi sinh Microbe-Lift để đạt kết quả tốt nhất, ta cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Ngoài những thành phần gây hại như trên thì nhiệt độ là đều quan trọng, vi sinh Microbelift có thể hoạt động trong dải nhiệt độ rộng từ 10-400C. Nhưng dải nhiệt độ tốt nhất là từ 25-350C.
  • Vi sinh Cần nguồn dinh dưỡng để có thể duy trì sự phát triển ổn định. Vì thế kiểm tra thường xuyên các chỉ Tiêu C:N:P để bổ sung khi cần thiết.
  • Thường xuyên kiểm tra bằng mắt thường chỉ số SV30, màu bùn hoạt tính, kích thước bông bùn để có giải pháp kịp thời.
  • Luôn duy trì việc bổ sung vi sinh theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh hiện tượng vi sinh bị shock chết đột ngột.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được những chuyên viên môi trường tư vấn cặn kẽ và hướng dẫn bạn các bước thực hiện với chi phí thấp nhất và hiệu quả tối ưu nhất.